xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ sinh kế bên sông Thu

CHÂU LÊ - ĐỨC CƯỜNG

Sông Thu Bồn bao đời nay gắn với những vùng đất địa linh nhân kiệt, làng nghề trứ danh ở Quảng Nam. Thế nhưng, dòng sông êm đềm ấy như đang trở mình theo thời cuộc, chứng kiến người dân gắng sức giữ làng nghề, lo kế sinh nhai

Nằm bên dòng sông nhỏ Ly Ly, làng ca bộ Đức Giáo (thôn 3, xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) từ lâu được xem là cái nôi của hát bội xứ “ngũ phụng tề phi”.

Nỗi buồn của truyền nhân

Nghề truyền thống hát bội của làng Đức Giáo có từ đầu thế kỷ XIX khi một nhóm nghệ sĩ hát bội tại kinh thành Huế đến định cư và lập một làng riêng. Dưới thời phong kiến, loại hình nghệ thuật ca bộ phát triển mạnh. Vì được vua thường xuyên mời ra diễn nên đoàn ca bộ Đức Giáo nổi tiếng và nghiễm nhiên trở thành “làng nghệ sĩ” của vua thời bấy giờ.

Ông Huỳnh Hoa, truyền nhân cuối cùng của gánh hát Đức Giáo Ảnh: CƯỜNG LÊ
Ông Huỳnh Hoa, truyền nhân cuối cùng của gánh hát Đức Giáo Ảnh: CƯỜNG LÊ

Thời hưng thịnh, cứ có lễ hội là người dân xứ Quảng bày trò ca hát. Các nghệ nhân làng Đức Giáo có khi phải tổ chức nhiều đêm diễn liên tục để phục vụ bà con... Sân bãi diễn tuồng xưa thường chật kín người, khán giả xa gần lũ lượt kéo đến xem. Nhưng cái thời ấy nay đã xa rồi. Gánh hát Đức Giáo giờ cũng chỉ còn lại cái tên, nghệ sĩ hát bội không còn lưu diễn khắp chốn, ca bộ hết kế sinh nhai.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Huỳnh Hoa, người được xem là truyền nhân cuối cùng của gánh hát Đức Giáo. Người đàn ông đã hơn 60 tuổi này có hơn nửa quảng đời tâm huyết với hát tuồng, nay âm thầm công việc duy trì truyền thống ca bộ.

Ông Hoa cho biết hiện nay, hát bội chỉ sôi nổi vào đúng dịp Tết nguyên đán. Mỗi khi Tết đến là trong làng tổ chức hát bội. Ngày Tết ở đây dù thiếu bánh trái, lợn gà, dưa hành nhưng không thể thiếu hát bội.

“Người Quế Sơn xem hát bội không chỉ để mua vui mà còn để cầu mong một năm sung túc, mùa màng bội thu, xua đi những đen đủi để có một năm ấm no, hanh thông” - ông Hoa Lý giải. Theo ông, đó là lý do hát bội vẫn duy trì dù đoàn ca bộ Đức Giáo đã gãy gánh .

Ông Hoa khẳng định các gánh hát ở đây vẫn tổ chức cúng lễ “ra quân” hết sức bài bản trước khi quay về với cuộc sống vất vả thường ngày. Tục lệ này vẫn còn duy trì đến ngày nay dẫu chỉ có một lần trong năm.

“Vì yêu hát bội nên tôi đã tìm đến với nghề làm “tổng” đám ma. Cái nghề này tôi còn thấy có chút gì đó giống với diễn tuồng. Với tôi, dù chỉ một chút nhưng nó vẫn giữ được nghề, sống với nghề” - ông Hoa tâm sự.

Nhọc nhằn giữ chút vốn xưa

Điều mà ông Hoa và những bạn đồng diễn xót xa nhất là ngày nay, hát bội chỉ còn là hình thức văn nghệ xóm làng. Ông muốn khôi phục đoàn ca bộ Đức Giáo, ít ra là giữ gìn chút vốn xưa còn sót lại nhưng không biết bằng cách nào.

Theo người dân Đức Giáo, xã hội ngày càng phát triển, thị hiếu cũng như nhu cầu của khán giả khác trước nhiều nên hát bội hết đất diễn. Những người đến với nghề hát bội nay cũng tìm sinh kế khác. Thế hệ trẻ đến với bộ môn nghệ thuật này ngày càng ít dần.

“Người ta đến với gánh hát hầu như với tinh thần yêu hát tuồng, đam mê nghệ thuật này chứ hầu như không có khoản trợ cấp nào. Không chỉ thế, trang phục cũng đã cũ nát, không còn nhiều, muốn diễn phải thuê đồ bên ngoài” - ông Hoa buồn bã.

Với mong muốn giữ lại chút gì đó cho quê hương, giữ lại cái hồn của gánh hát truyền qua bao thế hệ, ông Huỳnh Hoa đã đứng ra mở lớp dạy tuồng. Tuy nhiên, đội tuồng áo này nhanh chóng tan rã vì khó học; người có chồng, có vợ không theo được.

Ông Phan Thành Minh, diễn viên hát bội ở Đức Giáo, thổ lộ ông luôn mong mỏi phục dựng gánh hát để được đi đây đi đó như năm xưa. Điều mà ông Minh trăn trở là dù vẫn còn nhiều người dân Quế Sơn, bà con Quảng Nam mê hát bội nhưng những người làm công tác văn hóa lại ít quan tâm, nhà nước thiếu đầu tư để phục dựng.

Theo ông Trương Minh Cảnh, phụ trách văn hóa xã Quế Châu, dù rất muốn nhưng xã không có kinh phí. Gánh hát bội duy trì được hay không chủ yếu là trên tinh thần “cây nhà lá vườn” của bà con. Ông Cảnh cho biết thực hiện theo nghị quyết của Huyện ủy Quế Sơn về việc bảo tồn nghệ thuật hát tuồng trong xã, mỗi đoàn hát được hỗ trợ 1 triệu đồng/năm. Khoản kinh phí này chỉ đủ... uống nước trong những buổi tập.

Kỳ tới: Mai một làng nghề tơ lụa

Cần bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát bội

Ông Huỳnh Hoa cho rằng dù đã qua thời hưng thịnh nhưng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát bội, ca bộ truyền thống là rất cần thiết. Theo ông Hoa, để lớp áo đồng ca bộ vẫn được sáng trên sân khấu, để khi bỏ tai nghe nhạc trẻ sôi động hay tắt ti vi, giới trẻ vẫn có thể tìm đến sân khấu tuồng cổ thì cần có sự quan tâm của nhà nước. “Tôi tin nếu có sự quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời, gánh Đức Giáo và ca bộ năm xưa sẽ hồi sinh” - ông Hoa bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo