xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp người xin ăn có việc làm

Phan Anh

Người lang thang, xin ăn sẽ được chăm sóc, học văn hóa, học nghề tại Trung tâm Bảo trợ xã hội

Ngày 18-12, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đã ký ban hành Quyết định 49 về việc quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn. Một ngày sau, ông Thuận ký tiếp công văn khẩn gửi các sở, ngành, quận - huyện về tăng cường công tác quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn từ nay đến Tết Ất Mùi và những ngày lễ trọng đại trong năm 2015.

Không để sống lây lất ngoài đường

Nói về chủ trương quản lý người xin ăn, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận khẳng định: “Đây là việc làm hết sức nhân văn. Trước mắt, không để người xin ăn sống lây lất ngoài đường mà đưa họ vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để ổn định nơi ăn, chốn ở. Lâu dài, TP quyết tâm dọn dẹp những hình ảnh xấu nhằm giữ TP HCM văn minh, hiện đại trong mắt bạn bè quốc tế”.

 

Người xin ăn sẽ được tập trung học văn hóa, học nghềẢnh: HOÀNG TRIỀU
Người xin ăn sẽ được tập trung học văn hóa, học nghềẢnh: HOÀNG TRIỀU

 

Theo ông Thuận, những năm qua, với các giải pháp đồng bộ, người lang thang xin ăn, sống nơi công cộng trên địa bàn TP đã giảm rõ rệt; tình trạng chèo kéo khách du lịch tại trung tâm được giải quyết cơ bản; tình hình thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội của một TP lớn cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên địa bàn xuất hiện đối tượng xin ăn giả dạng người cao tuổi bán tăm bông, tu sĩ khất thực, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường phố… để lợi dụng lòng tốt của người dân, làm ảnh hưởng đến bộ mặt TP. “Vì vậy, TP tiếp tục xác định việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sống nơi công cộng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý xã hội với hướng giải quyết thiết thực, đi vào chiều sâu và bền vững hơn” - ông Thuận nhấn mạnh.

Cần sự hỗ trợ của mọi người

Ở góc độ quản lý ngành, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Trần Trung Dũng khẳng định việc đưa người lang thang, xin ăn vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để chăm sóc là việc làm thường xuyên của ngành. Theo đó, trung tâm đã tiếp nhận hơn 100 người lang thang từ cơ quan công an trong đợt ra quân truy quét tệ nạn xã hội vừa qua. Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc tập trung những người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định. Theo đó, người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần thì đưa về Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần; các đối tượng khác đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội để phân loại. “Nếu xác minh đối tượng có nơi cư trú nhất định hoặc có người bảo lãnh thì đưa về địa phương nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia; đối tượng không có nơi cư trú nhất định hoặc hết thời hạn xác minh mà không có trả lời của chính quyền địa phương nơi xác minh thì sẽ ở lại Trung tâm Hỗ trợ xã hội” - ông Dũng nói. Trong thời gian nuôi dưỡng tại trung tâm, các đối tượng được chăm sóc, học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp. Theo ông Dũng, toàn bộ chế độ, kinh phí nuôi dưỡng người xin ăn, lang thang đều từ ngân sách của TP.

Ông Lê Chu Giang, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết việc tập trung người lang thang, xin ăn chỉ là một trong những giải pháp. Để giải quyết triệt để vấn đề này, có trách nhiệm của rất nhiều bộ phận. Đó là quận - huyện, sở - ngành; sự đồng hành của người dân trong việc không cho tiền người xin ăn, làm từ thiện đúng nơi và đúng đối tượng; đặc biệt là phối hợp với các tỉnh, thành để xử lý vì khoảng 90% người lang thang, xin ăn đến từ địa phương khác. “Căn cơ nhất là ở địa phương, những đối tượng này cần được giúp đỡ, giới thiệu việc làm, ổn định cuộc sống; đồng thời bản thân họ cũng phải vươn lên. Tôi nghĩ là con người ai cũng có lòng tự trọng. Việc đi xin ăn là hạn hữu và cũng gây tổn hại cho bản thân họ” - ông Giang nhận định. Với những đối tượng chăn dắt, ông Giang cho biết khi ngành lao động phát hiện hoặc có nghi ngờ sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nếu đủ yếu tố tội phạm sẽ khởi tố theo quy định.

 

Tập trung hết người nghiện và xin ăn trước Tết Nguyên đán

Chánh Văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Luận cho biết việc đưa người nghiện vào cơ sở xã hội đang được các quận, huyện thực hiện nghiêm túc. Sau 21 ngày ra quân truy quét ma túy (từ ngày 5 đến 25-12), lực lượng chức năng đã phát hiện 2.458 người nghiện, đưa 1.413 người nghiện vào các cơ sở xã hội; chuyển 1.032 người nghiện là vị thành niên, phụ nữ mang thai và người có nơi cư trú ổn định về địa phương để xử lý theo quy định; đồng thời chuyển 277 hồ sơ sang TAND quận, huyện để xem xét giải quyết, áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc. Đến nay, TAND quận 8 và quận 3 đã có quyết định đưa 13 người nghiện đi cai bắt buộc. “Hiện nay, tình trạng tội phạm ở các quận, huyện đã giảm rõ rệt. TP cố gắng từ nay tới giáp Tết Nguyên đán sẽ đưa hết những người nghiện vào cơ sở xã hội; những người xin ăn, lang thang vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội. Lúc đó, an ninh trật tự của TP sẽ bảo đảm hơn” - ông Luận khẳng định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo