xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Huy động trí tuệ

HÀ THẮNG

Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một dịp rất tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội

Trong vài năm gần đây, Quốc hội Việt Nam được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực: Các phiên chất vấn sôi động và chất lượng hơn trước rất nhiều, có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các chủ đề thời sự nóng bỏng của đất nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất với vai trò lập pháp. Từ ngày 2-1, Quốc hội công bố bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để lấy ý kiến nhân dân. Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một dịp rất tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội. Ý kiến từ một xã hội lành mạnh sẽ là chỗ dựa tin cậy và chắc chắn cho Đảng.
 
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, mọi sự cải cách cơ bản chỉ có thể do bộ phận lãnh đạo chủ chốt của Đảng phát động, chỉ đạo thực hiện và phải thực sự lấy tư tưởng Hồ Chí Minh cùng yêu cầu phát triển của thời đại làm nền tảng.
img
Sở hữu đất đai là vấn đề được bàn tới trong dự thảo sửa đổi hiến pháp.
Trong ảnh: Dự án khu dân cư Tiến Phước, khu Nam Sài Gòn. Ảnh: TẤN THẠNH

Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu vạch ra 5 yếu tố cốt yếu của một xã hội văn minh, bao gồm: Nhân dân thực sự là chủ, nhà nước pháp quyền hiệu quả, kinh tế thị trường hiện đại, xã hội lành mạnh, hội nhập quốc tế chủ động. Tuy nhiên, những sự đúc kết quá tóm tắt như thế cần được luận giải sáng tỏ và liên hệ sát hợp với đặc điểm từng nước.

Người dân hiểu rằng Hiến pháp của một quốc gia là văn bản luật cơ bản, có giá trị cao nhất, đứng đầu hệ thống pháp luật, mọi đạo luật phải tuân theo, do người chủ sở hữu toàn bộ quyền lực trong quốc gia đó, kể cả toàn bộ quyền lực Nhà nước, quyết định qua Hiến pháp những điều cốt yếu về tổ chức và hoạt động của Nhà nước, giao việc sử dụng một số quyền, trong một số năm, cho từng tổ chức của Nhà nước nhằm mục đích:

Một là, Nhà nước không xâm phạm, mà bắt buộc phải tôn trọng, bảo vệ, phát huy mọi quyền tự do của cá nhân, mọi quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền văn hóa, quyền xã hội, quyền môi trường, quyền phát triển của từng cá nhân, của từng công dân và của toàn dân tộc để bảo đảm sự phát triển của dân tộc, sự thịnh vượng của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.

Hai là, các bộ phận của Nhà nước (thường gọi là các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước) phân lập với nhau, kiểm tra lẫn nhau, phối hợp cùng nhau, chịu trách nhiệm giải trình công khai, minh bạch với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát và phán quyết thường xuyên của nhân dân, bảo đảm Nhà nước thực sự phục vụ người chủ sở hữu quyền lực, bảo đảm người chủ ủy quyền mà không bị thoán quyền.

Theo thông tin chính thức, trưởng ban soạn thảo Hiến pháp kêu gọi người dân mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có “vùng cấm”.  Do đó, chúng tôi đề nghị các quy trình tổ chức lấy ý kiến phải làm sao để nội dung đóng góp của nhân dân thực sự được trân trọng nhằm huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân vào việc tham gia sửa Hiến pháp.

Mời góp ý sửa hiến pháp

L.T.S: Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, từ hôm nay (14-1), Báo Người Lao Động mở diễn đàn “Góp ý sửa đổi Hiến pháp”. Mời quý bạn đọc cùng tham gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo