xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GS Ngô Bảo Châu: Mỗi năm về nước làm việc 3 tháng

Theo THANH HÀ (Tuổi Trẻ)

Sáng 1-9, GS Ngô Bảo Châu - chủ nhân tấm huy chương toán học danh giá Fields năm 2010 - đã được chào đón nồng nhiệt tại Viện Toán học. Cùng với các nhà khoa học đại diện cho Viện Toán học, Hội Toán học VN, GS Ngô Bảo Châu đã có cuộc gặp gỡ báo chí để chia sẻ những dự định cùng với giới toán học nước nhà.

img
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp thân mật GS Ngô Bảo Châu tại Phủ chủ tịch ngày 1-9 - Ảnh: TTXVN

GS Châu cho biết thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán là một bộ phận của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 18-8. Chương trình do Bộ Giáo dục - đào tạo  chủ trì thực hiện.

Viện Nghiên cứu cao cấp về toán sẽ có cơ chế hoạt động độc lập, do ban lãnh đạo viện chỉ khoảng 3-5 người điều hành. Viện Nghiên cứu cao cấp về toán phục vụ các nhà toán học trong nước đang làm việc tại các trường ĐH với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy của đội ngũ toán học VN. Viện sẽ có sự tham gia của các nhà toán học nước ngoài, các nhà toán học người Việt đang làm việc ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu về vật lý, sinh học... nếu có đề tài nghiên cứu cần sử dụng nhiều đến toán học.

Mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, theo GS Châu, là một vườn ươm tạo ra các nhóm nghiên cứu toán học trong nước, khuyến khích các nhà khoa học hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh. Qua các đợt làm việc, nghiên cứu tập trung tại viện, “hi vọng khi trở về các trường ĐH, họ sẽ trở thành nòng cốt tại trường, khoa mình, hướng dẫn được nhiều nghiên cứu sinh” - GS Châu nói.
 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp GS Ngô Bảo Châu
 
Chiều 1-9 tại Phủ chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp thân mật GS Ngô Bảo Châu cùng bố, mẹ và vợ.
 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng GS Ngô Bảo Châu và nhấn mạnh: “Sự kiện GS Ngô Bảo Châu, một người Việt Nam trẻ tuổi được nhận giải thưởng Fields, thật sự là niềm vinh dự lớn, niềm tự hào với đất nước và con người Việt Nam”.
 
Chủ tịch nước mong rằng trong tương lai, Bộ Giáo dục - đào tạo tiếp tục làm tốt công tác của mình để Việt Nam có thêm ngày càng nhiều Ngô Bảo Châu, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam, khoa học Việt Nam tiên tiến, ngang tầm quốc tế.

TTXVN

 
Theo GS Lê Tuấn Hoa - phó viện trưởng Viện Toán học kiêm chủ tịch Hội Toán học VN, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong thời gian làm việc tại viện sẽ không nhận lương mà nhận một khoản tài trợ nghiên cứu.
 
GS Châu bày tỏ: “Để thu hút các nhà khoa học ở nước ngoài về VN, ngoài chế độ lương bổng phải đảm bảo mức sống trên trung bình cho họ, chúng ta còn phải bảo đảm một môi trường làm việc phù hợp. Việc xây dựng Viện Nghiên cứu cao cấp về toán nhằm tạo ra một môi trường làm việc có thể thu hút các nhà khoa học đang ở nước ngoài về cống hiến. Trước mắt là về vài ba tháng, sáu tháng... Tôi tin rằng sẽ có nhiều người về hơn, về làm việc trong nước lâu hơn. Chúng ta sẽ lôi cuốn, thu hút được người VN trở về làm nghiên cứu trong nước, thay vì chỉ có những người đi ra nước ngoài”.
 
Trả lời câu hỏi: “Trong thời gian tới GS có kế hoạch làm việc ở VN như thế nào? GS có dự định dành nhiều thời gian làm việc tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán không?”, GS Châu cho biết dự định hằng năm sẽ dành thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 làm việc tại VN. Ngoài ra, “trong năm học, ngoài công việc chính tại Trường ĐH Chicago, tôi sẽ thu xếp để dành thời gian về làm việc ở VN nhiều hơn trước đây. Các chuyến đi về sẽ thường xuyên hơn, khi các hoạt động ở VN cần sự có mặt của tôi” - GS Châu khẳng định.
 
Chấn hưng việc nghiên cứu toán
 
Viện Nghiên cứu cao cấp về toán có nhiệm vụ quan trọng là chấn hưng việc nghiên cứu về toán trong cả nước, tạo ra môi trường, không gian nghiên cứu mới cho các nhà toán học.
 
Viện nghiên cứu cao cấp là một mô hình mới ở VN nhưng đối với thế giới thì không mới, đã được thử nghiệm và thành công ở nhiều nước. Không chỉ có các cường quốc hàng đầu về khoa học như Mỹ, Pháp, Đức... mà một số nước châu Á xung quanh chúng ta như Nhật, Hàn Quốc cũng đã thực hiện mô hình này.
 
Tuy nhiên, đây là mô hình thích hợp với các ngành khoa học nghiên cứu lý thuyết, không thích hợp với các ngành khoa học thực nghiệm vì thời gian làm việc luân phiên của các nhà khoa học tại viện sẽ không dài.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo