xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Tĩnh: Tan nát đầu nguồn

Bài và ảnh: Hoàng Hà

Giữa thanh thiên bạch nhật, gỗ từ vùng rừng giáp ranh hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình được lâm tặc chuyển nườm nượp qua các trạm kiểm soát, xuôi về thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rồi theo Quốc lộ 1A tuồn đi muôn nẻo

Từ khi tuyến đường 12 nối từ Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) lên cửa khẩu Chalo (Quảng Bình) được thi công, cả vùng rừng hàng chục ngàn hecta giáp ranh giữa hai tỉnh này, trong đó phần lớn là rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, bị tàn phá tan hoang. Giữa thanh thiên bạch nhật, gỗ từ vùng này được lâm tặc chuyển nườm nượp qua các trạm kiểm soát, xuôi về thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rồi theo Quốc lộ 1A tuồn đi muôn nẻo.

img
Một đống gỗ lậu lớn được tập kết bên tuyến đường 12

Bãi gỗ lậu khắp nơi


Ngược ngàn trở lại miền sơn cước nói trên, dọc đường, chúng tôi bắt gặp nhiều bãi gỗ tự phát được tập kết ngổn ngang; có những cây gỗ được vận chuyển từ trong rừng ra, dài trên chục mét... Chỉ một đoạn đường từ ngã ba Kỳ Sơn lên cầu Khe Nét (nơi có Trạm Kiểm soát Lâm sản tỉnh Quảng Bình canh giữ), đếm sơ cũng được 11 bãi gỗ! Nhiều lán trại dựng lên cho công nhân làm đường ở trước đây nay trở thành điểm tụ tập gỗ của lâm tặc. Trên tuyến đường này còn có cả những xưởng cưa, phía ngoài được ngụy trang bằng phông bạt. Lén vào một xưởng, đập vào mắt chúng tôi là một bãi gỗ mênh mông, gồm cả gỗ thành khí và gỗ tròn chưa xẻ. Số gỗ này được vận chuyển từ rừng về đây phải mất hàng chục cây số, phải qua rào chắn của trạm bảo vệ rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh nhưng không hiểu vì sao mà vẫn trót lọt an toàn (?!).


Rời xưởng chế biến gỗ tự do này, chúng tôi theo tuyến đường 12 ngược ngàn. Cách đó không xa, bên trái rào chắn của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh là cả một bãi gỗ nằm la liệt, không thèm che đậy. Tôi đo thử vài khúc gỗ tròn, nhiều khúc có đường kính đến hơn 70 cm, dài chục mét; khúc nhỏ cũng có đường kính 40 cm - 50 cm. Bãi gỗ này có một xe công nông được cải tiến thành xe reo chuyên dụng, có khả năng tự bốc, tự đổ gỗ, luôn túc trực “làm nhiệm vụ”. Vì thế, nếu bãi gỗ bị ngành chức năng phát hiện thì chỉ sau  một đêm, toàn bộ số gỗ này sẽ được tẩu tán hoàn toàn. Chúng tôi tiếp tục đi theo Quốc lộ 12, cứ  một quãng lại phát hiện thêm những bãi gỗ được đóng dấu dưới dạng gỗ làm nhà. Trong vườn của nhiều hộ dân ở đây có những đống gỗ thành khí chất cao ngất ngưởng, trong số đó có nhiều gỗ tốt. Một cụ già chăn bò trên tuyến đường 12 tiết lộ: “Gỗ bán chuyến cả đấy. Cứ vài ba ngày là có xe đến bốc đi...”.

img
Một cổ thụ sắp bị lâm tặc "trảm"

Rừng bị phá không đáng kể (!)


Theo thông tin chúng tôi nắm được, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh và chính quyền cùng các cơ quan chức năng thị trấn Kỳ Anh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực nói trên. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy họ đã làm ngơ cho lâm tặc phá rừng. Bởi lẽ, tại bất kỳ điểm dừng chân nào trên tuyến đường 12 dài hàng chục km này cũng đều nghe được tiếng máy cưa gầm rú, cây bị đốn hạ ngã ào ào, chẳng khác gì các lâm trường đang vào mùa khai thác gỗ. Ai cũng biết, chỉ có các ngành chức năng là... không biết (?).


Một cán bộ ở trạm cửa rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cho rằng từ sau Tết đến nay, trạm này không phát hiện được một vụ vận chuyển gỗ trái phép nào. Chúng tôi hỏi: “Phía trên kia gỗ nằm la liệt như thế nhưng các anh gác cửa rừng mà lại không bắt được một bê gỗ nào, tại sao?”, một cán bộ trạm trả lời: “Nếu có bắt thì phải phối hợp với trạm kiểm lâm đóng dưới xã Kỳ Hợp chứ chúng tôi không được phép”. Về việc này, ông Lương Đình Thỏa, Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, nói: “Nói là rừng phòng hộ nhưng thực ra trữ lượng gỗ trên đó cũng không còn là bao. Dù vậy, anh em trong ban chúng tôi thỉnh thoảng vẫn cử lực lượng bảo vệ rừng đi kiểm tra, phối hợp cùng kiểm lâm địa bàn để ngăn chặn. Rừng bị phá trên đó... không có gì đáng kể!”.

Có thể lâm tặc được bảo kê


Cả năm 2008, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn thị trấn Kỳ Anh chỉ phát hiện và thu giữ được 80 m3 gỗ các loại, trong đó có cả lượng gỗ bị bắt giữ trên Quốc lộ 1A được vận chuyển từ phía Nam ra. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ thị sát riêng trên tuyến đường 12 này trong một buổi, chúng tôi đã bắt gặp hàng chục bãi gỗ ngổn ngang với tổng trữ lượng hàng trăm mét khối. Vậy số gỗ do lâm tặc khai thác trong cả năm mà chúng tôi vừa đề cập đi về đâu và những ai đã buông thả, tiếp tay cho số gỗ lậu này lọt sào? Từ thực trạng này, dư luận không thể không hoài nghi về sự móc nối giữa lâm tặc và các cơ quan có chức năng quản lý, bảo vệ rừng địa phương.

Kỳ tới: Lâm tặc đại náo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo