xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai bộ đồng tác giả “ngực lép”

THẾ KHA - NGỌC DUNG

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất ngực nhỏ lái xe nhỏ, ngực to lái xe lớn và sau đó được Bộ Y tế chỉnh sửa...

Xung quanh những nội dung phi lý trong dự thảo Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe (gọi tắt là thông tư) đã được 2 bộ Y tế và Giao thông Vận tải (GTVT) đùn đẩy cho nhau suốt mấy ngày qua. Ðến ngày 26-8, chuyện này đã dần sáng tỏ.
 
img
Quyết định số 1573QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ngày 9-5-2013 về việc thành lập ban soạn thảo xây dựng thông tư về sức khỏe người lái xe

Cơ bản giống

Trao đổi với báo chí sáng 26-8, ông Phạm Thành Lâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT), cho biết năm 2008, khi Bộ Y tế ban hành quy định "ngực lép, ngực nở" đã bị Bộ Tư pháp "tuýt còi". Lý do là chưa phù hợp về thẩm quyền ban hành văn bản và nếu cần thì phải được quy định trong một thông tư liên tịch. Sau đó, Bộ Y tế yêu cầu Bộ GTVT cùng tham gia xây dựng. Bộ GTVT giao cho Tổng cục Ðường bộ làm dự thảo và Cục Y tế GTVT chịu trách nhiệm về thẩm định. Ngày 12-4, Bộ GTVT ký văn bản dự thảo gửi Bộ Y tế nghiên cứu, thẩm định.

Về việc dự thảo gửi sang Bộ Y tế có khác gì so với bản dự thảo ngày 7-8 mà báo chí đề cập, ông Lâm nói cơ bản giống và chỉ điều chỉnh một vài chỉ số về chiều cao, cân nặng, chỉ số lồng ngực cũng điều chỉnh chút ít để phù hợp với từng loại xe.

Theo ông Lâm, những người ngực lép, trọng lượng cơ thể nhỏ thì có thể đi xe phân khối nhỏ cho an toàn. Hơn nữa, quá trình di chuyển trên đường, lồng ngực nhỏ gặp một lực đập vào ngực có thể gây tức ngực và cảm giác đau, ngừng tim đột ngột nên không chỉ ảnh hưởng đến an toàn cho bản thân mà còn gây tai nạn cho người khác nên bắt buộc phải có tiêu chí.

Lý giải về cơ sở để Bộ GTVT đề xuất các tiêu chí về ngực lép, chiều cao, cân nặng, ông Lâm lấy ví dụ một cô gái có cân nặng dưới 40 kg và cao chưa tới 1,45 m mà điều khiển xe SH thì rất kệch cỡm. Cô gái đó dắt xe đã khó, nói gì tới việc điều khiển trên đường. Ông Lâm chốt lại: "Giờ chúng ta phải xây dựng để làm sao không cho cô gái đó đi chiếc xe lớn mà chỉ được sử dụng xe nhỏ hơn như Chaly, xe điện cho an toàn hơn".

Bộ Y tế "chối"?

Trước thông tin phục hồi quy định ngực lép không được lái xe, chiều 26-8, Bộ Y tế đã có thông cáo báo chí về kế hoạch xây dựng thông tư liên tịch về sức khỏe của người lái xe.

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cục đang trình báo cáo với bộ trưởng để thành lập ban soạn thảo Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ GTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo đúng quy định tại khoản 2, điều 60 Luật Giao thông đường bộ. Hiện Bộ Y tế chưa hoàn tất việc thành lập ban soạn thảo nên chưa có bất kỳ bản dự thảo nào về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. Ðể bảo đảm tính khách quan, thành phần ban soạn thảo gồm đại diện lãnh đạo và một số đơn vị liên quan của 2 bộ này cùng đại diện Hiệp hội Ô tô, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, MTTQ Việt Nam, một số đoàn thể xã hội liên quan.

Cũng theo ông Khuê, để bảo đảm tính khoa học và khả thi khi ban hành thông tư, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo việc nghiên cứu, đánh giá khoa học về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe; phải căn cứ các chỉ số sinh lý của người Việt Nam bình thường... Sau đó, ban soạn thảo xem xét và tiếp tục xây dựng thông tư liên tịch theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 
Tuy nhiên, theo văn bản 1573 do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ngày 9-5-2013 về việc thành lập ban soạn thảo xây dựng thông tư liên tịch về sức khỏe người lái xe mà chúng tôi có được thì phát biểu của ông Khuê là không chính xác vì văn bản này đã ghi rõ ban soạn thảo thông tư liên tịch gồm 34 người, trong đó có một tổ phụ trách biên tập nội dung. Ông Phạm Thành Lâm cũng khẳng định bản dự thảo ngày 7-8 là dự thảo của tổ biên tập, thuộc ban dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GTVT.

Học tập kinh nghiệm nước ngoài

Ông Nguyễn Thành Lâm cho biết trước đây chưa ai để ý về chuyện người thấp bé, nhẹ cân ảnh hưởng như thế nào khi điều khiển phương tiện nhưng qua thực tiễn, các chuyên gia y tế để ý và nghiên cứu. Nếu không có sức khỏe thì phản xạ chậm và chịu áp lực của ngoại cảnh mạnh hơn. Việc này đang được nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng ở nước ta cho phù hợp. Việc này do Viện Nghiên cứu chiến lược y tế (Bộ Y tế) phụ trách. Các chỉ số đưa ra trong dự thảo đã được nghiên cứu và tới đây phải có thêm ý kiến của Viện Nghiên cứu chiến lược y tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo