xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai kẻ thù muôn thuở

Cao Tuấn

Khi kinh tế - xã hội phát triển, mặt trái với những thói hư tật xấu của nó càng lộ ra thì những thành phần yếu thế trong xã hội càng bị tác động. Yếu nhất trong số những người yếu phải kể đến trẻ em.

Hai trong số những tai họa muôn thuở luôn đẩy trẻ em vào thế chống đỡ bị động là những cái chết do đuối nước và tệ xâm hại tình dục.

Chiều 30-6 vừa qua, trên tuyến kênh thủy lợi đang thi công ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, hai bé gái chăn trâu 8 và 11 tuổi đã xuống tắm tại một hố nước đọng ở đây và đột ngột hụt chân xuống chỗ sâu, mãi mãi không trở về nhà. Đây được xem là vụ đuối nước mới nhất trong số hơn 6 vụ được ghi nhận trong mùa hè 2016 này.


Vị trí xảy ra vụ đuối nước trên sông Trà Khúc khiến 9 học sinh tử vong

Vị trí xảy ra vụ đuối nước trên sông Trà Khúc khiến 9 học sinh tử vong

Bi thảm hơn khi quay lại với không khí thê lương bao trùm tang lễ của các học sinh chết đuối ở sông Trà Khúc (thuộc xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chỉ mới hơn 2 tháng trước. Lớp 6B của Trường THCS Nghĩa Hà mất một lúc 9 học trò! Ai nghe cũng thảng thốt, ngậm ngùi cho những thân phận vốn nghèo lại thêm héo hắt ở vùng quê này. Có thể nói, cái chết tập thể trên dòng sông Trà Khúc là tiếng chuông vọng đau thương nhất và là lời cảnh báo rung vang nhất kể từ sau vụ chìm đò ở bến Cà Tang năm 2003, cướp đi sinh mạng 18 học sinh.

Mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có khoảng 3.500 trẻ em bị chết đuối, nghĩa là khoảng 9 em tử vong mỗi ngày. Suốt nhiều năm, con số “ổn định” một cách nhức nhối này đã đẩy Việt Nam thành quốc gia có tỉ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á, mang về thêm cái “nhất” chẳng ai mong muốn!

Trẻ em cũng đã và đang chịu đựng những đau đớn thể chất và tổn thương tinh thần bởi một tệ nạn xã hội khác đang gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất.

Thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em (NSPCC) cho thấy cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục và tỉ lệ này ở bé trai là 1/6. Tại Việt Nam, trong 5 năm (2011-2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Nếu như trước đây, trẻ bị xâm hại thường ở tuổi 13-18 thì hiện nay, nhiều vụ đã rơi vào lứa tuổi 5-13. Và thật đáng sợ khi có đến 93% nạn nhân thừa nhận quen biết với kẻ xâm hại mình, trong đó có gần 50% thủ phạm lại là thành viên trong họ hàng, gia đình!

Xâm hại tình dục, theo cách hiểu chung trên thế giới, là hành động lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi tính dục không phù hợp với lứa tuổi, nghĩa là những động tác như nhìn, ngắm, động chạm, ôm ấp, vuốt ve, sờ mó… đều bị xem là xâm hại tình dục. Nếu hiểu xâm hại tình dục theo đúng tinh thần đó thì số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều. Thế nhưng, trong thực tế, do nhận thức còn hạn chế, nhiều vụ việc lẽ ra phải gọi đúng tên là xâm phạm tình dục thì lại được bỏ qua dễ dàng.

Những người am hiểu cho rằng số vụ xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra ánh sáng ở nước ta chỉ là phần đã “bị lộ”. Rất nhiều vụ rơi vào im lặng do chính kẻ xâm hại đe dọa, mua chuộc; do gia đình nạn nhân không muốn “làm lớn chuyện” hoặc do hai bên tự dàn xếp… Tất cả trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ ấu dâm bệnh hoạn tiếp tục nhởn nhơ!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo