xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hai lúa” sang giúp Sierra Leone làm trang trại

Lê Phú Khải thực hiện

Đầu năm 2008, với vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, VN được phân công làm chủ tịch Ủy ban Sierra Leone. TS Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, người vừa sang Sierra Leone trong chương trình an ninh lương thực, cho biết về chương trình này

. Phóng viên: Cuối năm 2007, GS-TS Võ Tòng Xuân và TS đã sang Sierra Leone trong chương trình an ninh lương thực (ANLT) cho đất nước Tây Phi này. TS có nhận xét gì về chương trình?

img- TS Tô Văn Trường: Sierra Leone có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, nguồn nước, khoáng sản nhưng còn rất nghèo nàn, lạc hậu, lại phải chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề. Sierra Leone có nhiều tương đồng với VN về khí hậu, con người. Vùng Mange Bureh chỉ cách thủ đô hơn 100 km, đất đai khá màu mỡ nhưng do nhiều nguyên nhân, đời sống người dân còn rất nghèo khổ. Phần lớn lương thực ở đây là khoai, sắn.

Chương trình ANLT cho Sierra Leone phù hợp với tôn chỉ mục đích của Liên Hiệp Quốc (LHQ) là giúp đỡ các nước chậm phát triển xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, với vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, đầu năm 2008, VN được phân công làm chủ tịch Ủy ban Sierra Leone. Với vị thế này, ''bốn nhà” của VN, gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, sẽ giúp Sierra Leone trong chương trình ANLT, qua đó quảng bá hình ảnh VN- một đất nước còn nghèo nhưng rộng lòng bao dung, chia sẻ. Phương thức chuyển giao mô hình kinh tế trang trại cho Sierra Leone rất có ý nghĩa, vì với kinh nghiệm, trách nhiệm và sự tương đồng, chúng ta cung cấp cho bạn “cần câu'' chứ không phải là “con cá”.

. Thưa TS, chương trình ANLT cho Sierra Leone được thực hiện như thế nào, có gặp trở ngại gì không?

- Chương trình bắt đầu từ tháng 8-2007, dự kiến chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn một, 5 chuyên gia nông nghiệp và thủy lợi tiến hành khảo sát địa hình, lập bản đồ, thiết kế hệ thống công trình thủy lợi cho cả vùng 112 ha thí điểm ở Mange Bureh. 57 loại giống lúa mang từ VN sang đã được gieo trồng thí điểm. Giai đoạn hai, lựa chọn giống lúa thích hợp, chuẩn bị làm đất trồng lúa, xây dựng công trình thủy lợi trên diện tích l12 ha và các cơ sở hạ tầng. Giai đoạn ba, trồng lúa trên toàn bộ diện tích l12 ha, đưa nông dân VN sang giúp đỡ cùng làm việc với nông dân vùng Mange Bureh. Giai đoạn bốn, tiếp tục sản xuất như giai đoạn ba, nhưng mở rộng việc áp dụng trồng lúa cho các vùng khác của Sierra Leone.

Trở ngại lớn nhất của chương trình là nếu trồng lúa vụ thứ ba vào mùa khô, tiền xăng dầu cho các trạm bơm sẽ rất tốn kém, không kinh tế. Các chuyên gia Đài Loan, Trung Quốc đã từng trồng lúa trên khoảng 80 ha ở vùng này, nhưng đều thất bại.

. Các chuyên gia VN phải làm thế nào để vượt qua các khó khăn, trở ngại trên?

- Từ ngày 12 đến 22-1l-2007, đoàn chuyên gia VN gồm GS-TS Võ Tòng Xuân, kỹ sư Đặng Minh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư - Xây dựng quốc tế và tôi đã đi khảo sát, đánh giá kết quả giai đoạn một tại Mange Bureh; thảo luận với các quan chức Phủ Tổng thống và Bộ Nông nghiệp - ANLT Sierra Leone về những vấn đề liên quan. Sau khi khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến của các lão nông tri điền ở địa phương, rút kinh nghiệm bài học thất bại của những người đi trước, chúng tôi quyết định chuyển hướng: Từ quanh năm trồng lúa sang phương thức sản xuất mô hình trang trại, gồm trồng lúa 2 vụ trong mùa mưa, mùa khô trồng các loại cây ít dùng nước có giá trị kinh tế cao. Các loại cây thâm canh được bố trí ở vùng đất thích hợp. Những vùng đất trũng thì làm ao nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi.

Theo kế hoạch, đầu tháng 3-2008, đoàn chuyên gia nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, doanh nghiệp và 23 nông dân VN sẽ sang Sierra Leone để thực thi mô hình sản xuất trang trại. Hiện 23 nông dân đang được tập huấn, trang bị kiến thức cần thiết tại TPHCM. Đến đầu tháng 5-2008, ban điều hành chương trình sẽ tiếp tục cử 10 hộ nông dân ở An Giang sang Sierra Leone giúp bạn sản xuất lúa. Một số cán bộ kỹ thuật, nông dân lành nghề của Sierra Leone sẽ được đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi tại VN.

Chọn vùng Mange Bureh làm thí điểm

Ngưỡng mộ thành tích phát triển lương thực của VN, nhất là trồng lúa năng suất cao ở ĐBSCL, năm 2005, TS Sama Mode, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - ANLT Sierra Leone, đã đến thăm và đặt vấn đề nhờ ĐH An Giang sang giúp nước này về chương trình ANLT. Năm 2006, GS-TS Võ Tòng Xuân đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa và Bộ trưởng Sama Mode về chương trình ANLT. Sau khi đi khảo sát thực địa, hai bên thống nhất chọn vùng Mange Bureh làm khu thí điểm trồng lúa trong chương trình này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo