xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hải sản chết la liệt, bất thường

THỐT NỐT

Không chỉ ở tầng mặt nước, hải sản tầng đáy cũng chết rất nhiều, bị sóng đánh văng vào vờ, tràn ngập hàng chục km ở vùng biển Kiên Giang, gây ô nhiễm nặng

Từ ngày 4-5 đến nay, tại khu vực bãi nghêu của HTX Nuôi nghêu xã Thuận Yên (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) xuất hiện dòng nước màu xanh lợn cợn. Nước chảy tới đâu, các loại cá, lươn... chết đến đó, cua biển cũng phải ngoi lên bờ.

Thiệt hại tiền tỉ

Ông Phan Hiếu Nghĩa (xã viên HTX Nuôi nghêu xã Thuận Yên; ngụ ấp Hòa Phầu, xã Thuận Yên) cho biết nghêu của HTX được nuôi dọc quốc lộ cũng chết la liệt. Gia đình ông thả nuôi 18 tấn nghêu giống với tổng đầu tư khoảng 270 triệu đồng. Nếu không gặp sự cố môi trường này, cuối vụ có thể thu hoạch khoảng 36 tấn nghêu thương phẩm với giá bán hiện tại dao động từ 22.000-24.000 đồng/kg.

Theo ông Nghĩa, nguồn nước này xuất phát từ khu vực miệng cống Tam Bản thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Đây cũng là nơi một số doanh nghiệp nuôi tôm. "Tôi đã kiến nghị ngành chức năng kiểm tra lại nguồn nước xem có phải thải ra từ khu công nghiệp bên xã Dương Hòa hay không. Nếu đúng như vậy thì phải có cách nào hỗ trợ cho bà con để có nguồn vốn tái thả nuôi vì thiệt hại rất lớn" - ông Nghĩa nói.

Hải sản chết la liệt, bất thường - Ảnh 1.

Cá chết dạt vào bờ phần lớn đã được người dân thu gom làm phân bón cho cây tiêu Ảnh: NGUYỄN HỒNG

Ông Ong Vĩnh Kim, Chủ nhiệm HTX Thuận Yên, khẳng định HTX được thành lập từ năm 2014, mỗi năm thu hoạch từ 80-100 tấn nghêu thương phẩm. Hiện có 11 xã viên tham gia thả nuôi nghêu với tổng diện tích hơn 40 ha. Tính đến thời điểm này, khoảng 70% nghêu thương phẩm chuẩn bị thu hoạch đã chết và tình trạng còn tiếp diễn khi nghêu bắt đầu chết mạnh trong 3 ngày nay.

"Nghêu của chúng tôi đang chuẩn bị cào lên để cân bán vì có trọng lượng 50 con/kg, bất ngờ chết gần hết như thế thì còn vốn liếng đâu để làm tiếp vụ sau. Nhìn hàng chục tấn nghêu chết, dạt vỏ vào bờ mà bà con xã viên ai nấy đều xót xa. Nghêu nuôi bị chết có thể do nước bị ô nhiễm từ chất thải chưa được xử lý của một số doanh nghiệp nuôi tôm ngoài địa bàn xả ra biển" - ông Kim hoài nghi.

Ông Đặng Trung Tính, Chủ tịch UBND xã Thuận Yên, cho biết chiều 8-5, đoàn công tác của huyện và tỉnh đã đến địa phương nắm tình hình và lấy mẫu nước được cho là ô nhiễm gây chết hải sản để xét nghiệm, tìm nguyên nhân.

Chịu không nổi mùi hôi

Trong khi đó, ở khu vực ven biển thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, cá chết trôi dạt vào bờ mỗi lúc một nhiều, bốc mùi nồng nặc.

Chị Dương Mỹ Linh (ngụ ấp Mũi Dừa, xã Dương Hòa) kể rằng số lượng cá chết và dạt vào bờ nhiều nhất vào trưa 8-5. Cá chết nổi trắng cả mặt nước, sau đó bị sóng biển đánh văng lên bờ, kéo dài 10 km thuộc 3 ấp Tà Săng, Mũi Dừa và Bãi Chà Và. Hiện cá bị phân hủy, bốc mùi nồng nặc làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều nhà dân sinh sống ven biển.

Theo ông Dương Minh Nghĩa (ngụ ấp Mũi Dừa), cá chết nhiều như vậy là bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại khu vực này. Do thấy hiện tượng lạ nên nhiều người dân cũng không còn dám vớt cá để nấu ăn như trước đây.

Theo ông Ngô Văn Lũ, Chủ tịch UBND xã Dương Hòa, ngoài một số loại cá sinh sống ở tầng mặt nước bị chết như cá bống, cá sơn, cá suốt..., một số loài sống ở tầng đáy như lươn, lịch, tôm tích, cua, ghẹ cũng lần lượt chết theo. Thậm chí, một số loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như nghêu, sò lụa sinh sống vùi dưới lớp đất, cát cũng chết.

Trước mắt, chính quyền địa phương chỉ đạo các đoàn thể, trưởng ấp vận động bà con không vớt cá làm thực phẩm hoặc đem bán để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi chờ kết luận của ngành chức năng.

Hiện số lượng cá chết đã được thu gom để cho người dân chuyên trồng tiêu làm phân bón. 

Lập đoàn kiểm tra

Chiều 9-5, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết sau khi nhận thông tin các loại hải sản chết hàng loạt ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, lãnh đạo sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan lập đoàn đến hiện trường kiểm tra. Qua đó, đoàn đã lấy mẫu nước và cá chết đưa đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang, khẳng định bước đầu đã xác định được nguồn nước gần khu vực cống Tam Bản có dấu hiệu ô nhiễm nặng. Nước từ đây tiếp tục lan ra khu vực ven biển lân cận.

Còn theo ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, khu vực bị ảnh hưởng và có hiện tượng nghêu, cá chết thuộc vùng bãi bồi ven biển Kiên Lương - Hà Tiên có chiều dài khoảng 20 km. Đây là khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò lông, nghêu, lụa...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo