icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hái tiền từ cây sậy

Bài và ảnh: Anh Thư

Tận dụng được lao động, giúp nhiều gia đình nâng cao đời sống. Về lại xã Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình, Cà Mau), cái nắng hiếm hoi buổi sớm như cố níu chân người.

Dọc con đường bê tông chạy xuôi theo bờ Đông sông Trẹm, đoạn qua ấp Quyền Thiện, là những sân phơi với một màu vàng óng của bông sậy.

Khai thác cây dại để kiếm tiền

Hỏi chuyện làm ăn, ai nấy đều cởi mở, không chút dè dặt đúng rặt phong cách của vùng U Minh Hạ. Anh Trần Văn Kiệt khoe: “Mấy năm nay cây sậy nuôi ăn cho cả xóm này”! Mấy năm trước với người dân vùng đồng chua nước mặn này cây sậy còn bị coi như cái gai trong mắt. Sậy mọc tràn lan, bạt ngàn từ đồng bưng, bờ ruộng đến tận hè nhà. Nơi nào có cây sậy thì y như rằng những loại cây, cỏ khác phải khép nép thu mình lại. Thế rồi, mọi việc bắt đầu đổi khác khi nhiều thương lái từ miệt An Giang, Cần Thơ đi ghe xuống tận Cà Mau để tìm mua bông sậy. Cắt được bao nhiêu đem phơi khô là thương lái mua hết, 4.000 đồng/kg. Anh Huỳnh Văn Phú, một thương lái từ huyện Tân Châu, An Giang, kể: “Để bà con yên tâm, tụi tôi quyết định trả tiền trước, nhận hàng sau. Bà con cứ cắt về phơi khô mỗi tuần ghe xuống chở một chuyến, 4 - 5 tấn là chuyện thường”. Cả xóm bàn nhau, cử một vài hộ đứng ra làm đầu mối thu mua kiêm luôn việc phơi trước khi giao cho thương lái, những hộ khác chỉ việc hái bông sậy tươi về bán tại đây. Giá bông tươi 1.000 đồng/kg, cứ 2,5 kg bông tươi thì thu được 1 kg bông khô. “Mỗi nhà chỉ cần hai, ba người đi hái bông sậy thì mỗi ngày cũng kiếm được không dưới 200.000 đồng, khỏe hơn cắt lúa”, anh Kiệt nói. Những hộ làm đầu mối thu mua ngoài vốn do thương lái trả trước còn được địa phương xét cho vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo để chủ động bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm cho người dân trong xóm.

Địa phương trợ vốn để khuyến khích

Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, trong gần 8.000 ha diện tích tự nhiên của xã nơi nào cũng có mặt cây sậy, nếu cộng dồn thì diện tích đất có sậy cũng ngót nghét 1.000 ha. Theo ông Anh, khi hái ra tiền từ cây sậy, đời sống người dân ấp Quyền Thiện đã khá lên thấy rõ. Nghề hái bông sậy tuy chưa được xem là một nghề chính thống nhưng lại tận dụng được lao động nhàn rỗi, thậm chí người già, trẻ con cũng có thể làm được. Không chỉ hái bông sậy về bán, người dân nơi đây còn được các thương lái bày cho nghề làm chổi bông sậy. Mỗi ký bông sậy nếu bỏ thêm chút công ngồi bó sẽ cho được 2 cây chổi, bán giá mỗi cây 4.000 đồng. Chổi thành phẩm có thể bán lẻ tại các chợ quanh vùng hoặc chở lên bán ở chợ huyện, nếu không thì giao hết cho thương lái chở ngược lên miệt sông Tiền, sông Hậu. Ông Anh kể, có người từng đặt vấn đề nên quy hoạch hẳn một khu vực “chuyên canh” cây sậy nhưng vì quá mới mẻ với lại người dân chưa chủ động được thị trường mà chỉ bán sản phẩm cho thương lái nên tính ổn định chưa cao nên xã chưa dám... liều. Tuy vậy, hiện UBND xã đang có kế hoạch trợ vốn để có thể khuyến khích người dân ở các khu vực khác trong xã làm ăn lâu dài, khai thác nguồn lợi sẵn có loài cây dại này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo