xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn chế oan sai trong tạm giam

THẾ KHA

Dự thảo Luật Tạm giam, tạm giữ lần đầu được đưa ra lấy ý kiến kỳ vọng sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế oan sai

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 8-9, TS Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (V19 - Bộ Công an), cho biết Luật Tạm giam, tạm giữ (TGTG) thực hiện và giải quyết giai đoạn sau của Luật Tố tụng hình sự nên sẽ góp phần không nhỏ vào việc chống oan sai.

Xác định rõ nguyên nhân chết

Theo dự thảo, người bị TGTG có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi trong hoạt động quản lý giam, giữ khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; việc khiếu nại có thể bằng đơn, thư hoặc bằng miệng.

Có Luật Tạm giam, tạm giữ sẽ góp phần hạn chế oan sai. Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Chấn (đứng thứ 2 từ phải qua), một trong những người được minh oan sau 10 năm tù oanẢnh: Nguyễn Quyết
Có Luật Tạm giam, tạm giữ sẽ góp phần hạn chế oan sai. Trong ảnh: Ông Nguyễn Thanh Chấn (đứng thứ 2 từ phải qua), một trong những người được minh oan sau 10 năm tù oanẢnh: Nguyễn Quyết

Trường hợp người bị TGTG muốn khiếu nại bằng đơn, thư thì thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ sở giam, giữ hoặc người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đó phải bố trí địa điểm, giấy bút để họ viết. Đơn thư khiếu nại gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ sở giam, giữ hoặc người tiến hành tố tụng, viện kiểm sát phải được chuyển giao trong thời hạn 24 giờ. Trong 10 ngày kể từ khi nhận đơn thư hoặc lời khiếu nại, cá nhân hoặc cơ quan có trách nhiệm giải quyết phải xác minh làm rõ sự việc và trả lời cho người đó.

Một vấn đề cũng được dự thảo tính tới là trường hợp người bị TGTG chết tại cơ sở giam, giữ. Khi đó, thủ trưởng cơ sở giam, giữ hoặc cơ sở chữa bệnh của nhà nước có trách nhiệm báo ngay cho CQĐT và VKSND cấp huyện, CQĐT và VKSND quân sự cấp quân khu nơi có người bị TGTG chết để xác định nguyên nhân và báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Những người chết trong quá trình này có nhiều nguyên nhân: bệnh, bị bạn tù đánh, nhiễm HIV, tự sát…

“Tất cả những trường hợp chết trong thời gian TGTG đều phải được xác định rõ nguyên nhân bởi dư luận xã hội thường hay bức xúc với những trường hợp chết trong trại giam, nhiều lúc chỉ nghĩ do bị tra tấn, đánh đập. Chính vì thế, trong luật này phải bảo đảm làm sao để người ta không tự sát, không cản trở điều tra và các điều kiện chăm sóc được tốt hơn” - ông Quân nói.

Dự thảo quy định: Trung bình 20 người bị giam, giữ sẽ được cấp một số Báo Nhân Dân hoặc báo địa phương để giải trí. Thủ trưởng cơ sở giam, giữ tổ chức cho người bị TGTG nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh hoặc truyền thanh địa phương, đọc Báo Nhân Dân hoặc báo địa phương. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho người bị giam, giữ xem một số chương trình truyền hình. Người nước ngoài bị TGTG được nhận sách, báo bằng tiếng nước họ mang quốc tịch khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép.

Nâng cao vai trò của VKS

Dự luật cũng nâng cao vai trò giám sát của VKS khi thực hiện việc kiểm sát hoạt động giam giữ. VKS có thể định kỳ và đột xuất trực tiếp kiểm sát tại cơ sở giam giữ; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với giam, giữ. Nếu phát hiện vấn đề thì phải xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai và vi phạm pháp luật; quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có căn cứ pháp luật.

VKS cũng có thể đề nghị và kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; trả tự do cho người bị TGTG; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định tạm giữ. Ngoài việc yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, VKS còn có thể đề nghị xử lý người vi phạm pháp luật trong hoạt động giam giữ, khởi tố hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.

Dự luật cũng nghiêm cấm người có thẩm quyền trong quản lý giam, giữ nhận hối lộ, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong công tác quản lý giam, giữ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị TGTG.

Tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Cơ quan CSĐT Bộ Công an mới đây, bà Lê Thị Thu Ba, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng kiêm Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương, cho rằng việc nhanh chóng xây dựng Luật TGTG cùng với việc sửa đổi Bộ Luật Tố tụng hình sự sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạn chế oan sai trong quá trình tố tụng, đặc biệt xảy ra ở cấp huyện. 

Người đồng tính được giam, giữ riêng

Dự thảo Luật TGTG đưa ra quy định về tổ chức giam, giữ đối với người đồng tính. Theo đó, người bị TGTG chưa xác định được giới tính (gồm các đối tượng dị tật bẩm sinh hoặc đã chuyển đổi một phần, hoàn toàn giới tính) thì thủ trưởng cơ sở giam, giữ đề nghị CQĐT thụ lý vụ án phối hợp với cơ quan y tế có thẩm quyền xác định lại giới tính để phân loại giam, giữ. Trong thời gian chờ thủ tục xác định lại giới tính thì bố trí giam, giữ riêng. Khi có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền xác định giới tính cụ thể thì bố trí giam, giữ theo giới tính.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo