xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn chế phạt tù, tăng phạt tiền

NGUYỄN QUYẾT

Dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi hướng tới hạn chế hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ

 

Theo ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên tổ biên tập (giữa) - quan điểm của dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi là hướng tới hạn chế hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ
Theo ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên tổ biên tập (giữa) - quan điểm của dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi là hướng tới hạn chế hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ

 

Tại hội thảo góp ý Bộ Luật Hình sự sửa đổi do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 3-2, TS Nguyễn Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp), cho biết tới giữa tháng 2 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ cho ý kiến. Chính phủ đã có Nghị quyết 49 đưa ra các định hướng về cải cách tư pháp là tăng các hình phạt khác, hạn chế hình phạt tù.

Theo ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên tổ biên tập - quan điểm của dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi là hướng tới hạn chế hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ.

Hiện ở Việt Nam có 7 hình phạt. Trong đó, các hình phạt không tước đoạt tự do gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất. Lần sửa đổi này sẽ tập trung xem xét về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ; còn hình phạt trục xuất thì không có vướng mắc lớn.

Về hình phạt cảnh cáo, trong thực tiễn, tòa án rất ít tuyên trong quá trình xét xử. Lần sửa đổi này có điểm mới là để khắc phục tình trạng tòa án tuyên một bị cáo với hình phạt cảnh cáo nhưng trách nhiệm pháp lý của bị cáo hầu như không còn gì, ra khỏi tòa là xong. Tình trạng này dẫn đến hiệu quả thi hành hình phạt không cao, ý thức giáo dục không nhiều.

Vì vậy, dự thảo đề xuất bổ sung một nội dung là khi xử bị cáo nào đó với hình phạt cảnh cáo, tòa sẽ thông báo hình phạt tới cơ quan, tổ chức người đó làm việc hoặc địa phương nơi người đó cư trú.

Đối với hình phạt tiền, ông Tỵ cho rằng đây là hình phạt rất được quan tâm trong lần sửa đổi này vì chính sách hình sự của Việt Nam là hạn chế hình phạt tù và tăng hình phạt tiền. So với hiện hành, hình phạt này được mở rộng hơn, cụ thể: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với tội ít nghiêm trọng; tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính... “Sau khi tuyên các hình phạt tiền, có tình trạng bị cáo chây ì không nộp. Trong đó, một trong những nguyên nhân là do quy định có thể nộp nhiều lần và không quy định phải nộp trong thời gian bao lâu” - ông Tỵ nêu tồn tại.

Để khắc phục tình trạng trên, dự thảo quy định khi tòa án áp dụng hình phạt tiền thì sẽ nêu rõ thời gian nhất định để người phạm tội chấp hành. Nếu hết thời hạn mà người phạm tội không nộp tiền thì sẽ chuyển thành hình phạt tù.

Theo các chuyên gia, vướng mắc là ở cách thức chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt tù. Đây là điểm đang lúng túng. Các nước trên thế giới khi phạt tiền thì tính trên ngày công lao động nên khi chuyển từ tiền sang tù thì công lao động được quy thành số ngày tù. Ở Việt Nam, việc tính ngày công lao động rất khó.

Có một số ý kiến đề xuất tính theo lương tối thiểu song tính khả thi không cao. Có ý kiến đề xuất khi xử phạt nên đưa ra phương án tương đương, như: Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt tiền từ 5 triệu tới 30 triệu đồng. Dù vậy, ban soạn thảo cũng chưa yên tâm.

Góp ý kiến tại hội thảo, đại diện Bộ Tư pháp Nhật Bản cho biết nước này không có hình phạt cảnh cáo nhưng có những hình thức tương tự. Viện kiểm sát có thể truy tố người phạm tội trong một vụ án song họ chưa truy tố ngay mà bảo lưu để tạo sức ép với người đó. “Khi tuyên một bản án phạt tiền thì nói rõ nếu không chấp hành sẽ phạt tù tương đương bao nhiêu ngày, do thẩm phán khi xét xử quyết định” - vị này nói.

 

“Thoát” án tù, phải lao động phục vụ cộng đồng

Theo Bộ Tư pháp, thực tế sau khi tòa tuyên án phạt cải tạo không giam giữ thì người phạm tội hầu như không bị tác động gì. Do vậy, sau lần sửa đổi này, người có việc làm phải nộp tiền, chịu sự giám sát của cơ quan nơi mình đang làm việc; người không có việc làm thì phải lao động phục vụ cộng đồng.

Cái mới là người bị tuyên phạt cải tạo không giam giữ mà cố tình không chấp hành thì sẽ chuyển sang hình phạt tù. Cứ 3 ngày cải tạo không giam giữ tương đương 1 ngày tù.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo