Trong khi đó, để có nước ngọt sinh hoạt, người dân mua với giá đắt đỏ từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/m3.
Ông Lê Hữu Tâm (xã Hưng Yên, huyện An Minh) cho biết đúng thời điểm lúa của gia đình ông đang trổ bông thì có dấu hiệu đất bị nhiễm mặn, làm hết cách nhưng không cứu được. “35 công lúa đã không thu được hạt nào do nước ruộng bị nhiễm mặn. Đến thời điểm này, tôi gần như không còn vốn để sản xuất”- ông Tâm rầu rĩ.
Trong khi đó, nhiều người dân ở xã Vân Khánh, huyện An Minh cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt hoặc phải chấp nhận mua với giá đắt đỏ để phục vụ cho sinh hoạt. Lí do, nguồn nước giếng ở khu vực này cũng đã nhiễm mặn, không thể sử dụng được.
“Tôi đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan 2 cây nước nhưng chẳng sử dụng được. Bây giờ, chúng tôi đâu còn cách nào khác là phải mua nước uống với giá 40.000 đồng/lu (khoảng 700 lít). Trong nhà thiếu nước, ngoài ruộng đất nhiễm mặn nên cuộc sống người dân ở đây đang hết sức khốn khó”- ông Nguyễn Văn Điền, ở xã Vân Khánh, than phiền.
Bà Trần Thị Tiễn, ở xã Hưng Yên, cũng vừa chịu cảnh mất trắng 10 công lúa đông xuân do lúa chết khô trên đồng ruộng như thế này.
Anh Lâm Tùng Hiếu, ở thị trấn Thứ 11, huyện An Minh, đang cải tạo ruộng lúa để đào ao nuôi tôm
Nước giếng cũng bị nhiễm mặn nên người dân huyện An Minh phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ
Anh Trần Văn Út, cán bộ tổ kinh tế - kỹ thuật thuộc UBND xã Vân Khánh, cho biết độ mặn trên Kênh Chợ đo được lúc 10 giờ 19 phút, ngày 17-2 là 31‰.
Bình luận (0)