xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng gì cũng nhập: Do sản xuất kém?

PHƯƠNG NHUNG

Việc nhập quá nhiều hàng hóa, kể cả những loại thế mạnh trong nước, có nhiều nguyên nhân, như buông lỏng hàng rào kỹ thuật, hạn chế về chất lượng và giá cả sản phẩm…

Theo Bộ Công Thương, dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2013 đạt khoảng 136 tỉ USD, tăng 19% so với 2012. Nhập siêu năm 2013 được duy trì khoảng 8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, con số nhập khẩu thực tế, nhất là qua đường tiểu ngạch và hàng lậu, vẫn khó kiểm soát.

Thiếu tính cạnh tranh

Bộ Công Thương cho biết đường là một trong những mặt hàng mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhập nhiều từ Thái Lan do nguồn cung dồi dào, chất lượng tốt, giá cạnh tranh, vận chuyển khá dễ dàng. Hơn nữa, thuế suất nhập khẩu hiện được Thái Lan duy trì ở mức khá thấp, chỉ 5%. Nếu đường nhập lậu qua biên giới nước ta không phải chịu bất cứ loại thuế nào thì giá thành sẽ còn rẻ hơn nữa. Vì thế, không chỉ DN mà cả người tiêu dùng cũng quay lưng với đường sản xuất trong nước.

Với muối, ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam, so sánh: 1,5 tấn hàng nhập sản xuất được 1 tấn xút (hóa chất trong bột giặt), trong khi phải cần tới 2,2 tấn muối trong nước mới cho ra 1 tấn xút mà giá thành lại cao hơn. “Ngoài giá thành chênh lệch thì chất lượng hàng hóa là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến hàng nhập khẩu vẫn có chỗ đứng ở thị trường Việt Nam” - ông Thắng lý giải.

Ông Thắng đề xuất cần có một DN Nhà nước đủ mạnh tập trung phát triển, sản xuất ngành muối để giảm dần hàng nhập. “Tham gia sản xuất muối phục vụ công nghiệp hiện nay hầu hết là DN tư nhân, cổ phần nên trước áp lực về lợi nhuận, chắc chắn chất lượng khó thể đạt yêu cầu. Phải có DN Nhà nước được bảo hộ mới mong đưa sản xuất muối đi lên” - ông Thắng nhìn nhận.

Trong khi đó, khó khăn với mặt hàng trứng gia cầm trong nước là công nghệ sản xuất bột trứng để phục vụ công nghiệp sản xuất bánh kẹo hầu như chưa phát triển, chất lượng không đạt yêu cầu. Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nước ta hiện sản xuất khoảng 7 tỉ quả trứng/năm thì hạn ngạch nhập khẩu 42.000 tá (0,5 triệu quả) không đáng là bao. Hàng nhập chủ yếu là trứng giống, trứng đã qua chế biến để sản xuất bánh kẹo. Tuy nhiên, còn một phần lớn trứng được tiêu thụ tại thị trường là do nhập lậu mà cơ quan chức năng không kiểm soát hết được. “Trứng nhập qua đường chính ngạch sẽ bị đánh thuế khá cao nên phần lớn được nhập lậu. Trứng nhập lậu giá rẻ, lại né được thuế nên cạnh tranh mạnh với loại sản xuất trong nước” - ông Vang cho biết.

Hàng rào kỹ thuật: Quá yếu

Theo Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN-PTNT, đến năm 2016, thị trường muối gần như phải mở cửa. Khi đó, DN trong nước sẽ chết yểu nếu vẫn tiếp tục sản xuất theo phương pháp thủ công, manh mún, chất lượng kém. Theo cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu của một công ty, nếu xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý với sản phẩm nhập khẩu, chúng ta hoàn toàn gián tiếp bảo vệ được nền sản xuất trong nước.

“Vấn đề hài hòa giữa yêu cầu hội nhập và phát triển sản xuất trong nước vẫn còn rối ở hầu hết các ngành nghề. Vì thế, xuất nhập khẩu của ta rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Người sản xuất thiếu định hướng, làm bấp bênh, dễ dẫn tới bỏ nghề, lại càng thúc đẩy nhập khẩu tăng mạnh” - ông này nói.

GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam, cho rằng với hàng nhập khẩu theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, ta hoàn toàn không thể can thiệp bằng hàng rào thuế quan mà chỉ có thể bằng hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật của Việt Nam lại quá yếu, dẫn tới nhiều mặt hàng nhập khẩu có chất lượng chỉ tương đương hoặc thấp hơn cả sản phẩm trong nước. “Dù nông nghiệp nước ta vẫn tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu nhưng việc xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý sẽ là biện pháp hàng đầu bảo vệ nền sản xuất” - ông Bửu nhìn nhận.
 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc gia tăng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ nền sản xuất trong nước chỉ có hiệu quả khi nền sản xuất phải từng bước phát triển, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

 

(*) Xem Báo Nguời Lao Ðộng từ số ra ngày 2-3

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo