icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng gỗ xuất khẩu cần chứng chỉ rừng

NGỌC SƯƠNG

NGOẠI THƯƠNG.- Hiện nay, nhiều khách hàng lớn ở các nước châu Âu khi ký hợp đồng mua bán hàng lâm sản chế biến thường yêu cầu bên bán xuất trình chứng chỉ rừng (FSC). FSC là chứng nhận nguồn gốc gỗ được khai thác từ khu rừng được đầu tư, khai thác và bảo vệ theo tiêu chuẩn rừng bền vững. FCS do các tổ chức quốc tế cấp. Bởi lẽ châu Âu là thị trường lớn của hàng lâm sản xuất khẩu VN, nên các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lâm sản đã bắt đầu quan tâm đến FSC.

Ký nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn

Ông Lâm Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Scanviwood, cho biết: Hàng gỗ chế biến Việt Nam đang cạnh tranh tốt với Malaysia, Indonesia về giá cả, chất lượng. Rất tiếc, năng lực sản xuất của VN còn nhỏ nên không đáp ứng được đơn hàng lớn. Quý I/2003, kim ngạch xuất khẩu của Scanviwoood sang thị trường EU đạt 5 triệu USD (kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 17 triệu USD với số lượng 700 container chủ yếu là những sản phẩm gỗ nội thất và ngoài trời). Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Trưởng Phòng Marketing Quốc tế của Công ty Trường Thành: Một số đối tác nước ngoài không nhập khẩu đồ gỗ của IndonesiaIndonesia thường sử dụng gỗ lậu. Vì thế có nhiều hợp đồng chuyển qua Việt Nam. Vừa qua, Công ty Trường Thành đã ký với Anh một hợp đồng trị giá trên 1 triệu USD, ký với Pháp hợp đồng 50 container bàn ghế ngoài trời trị giá trên 2 triệu USD. Trường Thành cũng vừa mở được thị trường Hy Lạp bằng hợp đồng xuất khẩu 500 container bàn ghế. Công ty SADACO (TPHCM) đã xuất 2 triệu USD sản phẩm hàng nội và ngoại thất từ gỗ thông và gỗ cao su sang thị trường Úc, New Zealand và một số nước châu Âu.

Nhật và EU là những thị trường truyền thống nhập khẩu đồ gỗ nội thất và ngoại thất của VN. Mỹ nhập nhiều hàng gỗ nội thất mang lại lợi nhuận cao nhưng vẫn chưa được nhiều DN khai phá. Nhưng do Mỹ chỉ chấp nhận thanh toán sau khi kiểm hàng nhập cảng nên hầu hết các DN VN không đáp ứng được.

Chứng chỉ rừng - cánh cửa vào thị trường EU

Phần lớn DN chế biến gỗ VN chưa sử dụng gỗ có chứng chỉ rừng và chưa có COC (quy trình sản xuất gỗ có chứng chỉ rừng). Nhiều DN xuất khẩu sản phẩm gỗ cho biết phần lớn khách hàng EU yêu cầu hàng gỗ phải có nguồn gốc FSC. Để được sử dụng gỗ FSC, ngoài công việc sắp xếp lại dây chuyền quản lý, đào tạo công nhân... và chi 10.000 USD để lấy COC, mỗi 6 tháng DN phải chi trên 2.000 USD để tổ chức SGS đánh giá lại COC. Đầu năm đến nay, Công ty Trường Thành có số lượng hợp đồng yêu cầu chứng chỉ rừng của công ty tăng 40% so với 2002. Trường Thành đang nhận đơn đặt hàng bàn ghế ngoài trời từ một tập đoàn siêu thị lớn ở Phần Lan yêu cầu sử dụng gỗ bạch đàn có chứng chỉ FSC. Phía đối tác đặt đến 500 container nhưng do không chủ động kịp nguồn gỗ có chứng chỉ FSC nên công ty chỉ nhận làm 200 container. Công ty Scanviwood khoảng 20% hợp đồng yêu cầu có chứng chỉ rừng trong tổng số các hợp đồng công ty ký hằng năm.

Chính vì FSC và COC đòi hỏi mức chi phí khá cao đối với DN, nên phần lớn DN VN chưa đáp ứng được điều kiện này. Hiện tại nhà nước cũng đang đầu tư xây dựng các khu rừng ở Thừa Thiên - Huế, Tây Nguyên... theo tiêu chuẩn rừng bền vững.  Phía DN tự xây dựng nguồn gỗ FSC cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước vì tiềm lực nhỏ, trong khi vốn đầu tư cho chứng chỉ rừng rất lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo