Không biết có cô gái nào nối tóc xong phải băn khoăn: “Mái tóc vừa nối vào tóc mình là của ai?”. Đối với giới thu mua tóc, mỗi mái tóc là mỗi thân phận. Nhiều khi 2 mái tóc cùng được thu mua tại một phiên chợ, nhưng mái này về TPHCM để nối tóc, mái kia lại “bay” qua tận Mỹ để làm đẹp cho một người ngoại quốc nào đó.
Buôn tóc xuyên Việt
Anh Huân, 39 tuổi, quê Hà Nội, một tay buôn tóc có cỡ hiện sống ở TPHCM, khuân ba lô đặt lên bàn, nói: “Chỗ này hơn 10 kg tóc, dài từ 50 cm -70 cm, mới chuyển từ Hà Nội vào. Bán được 40 triệu -50 triệu đồng đấy!”.
Tôi thảng thốt khi anh mở ba lô, lấy ra hàng chục lọn tóc, vì cứ liên tưởng đến số phận của hàng chục phụ nữ nghèo. Huân chuyên thu gom tóc dài từ đại lý ngoài Bắc để bán lại cho các tiệm nối tóc tại TPHCM.
Theo anh, các tiệm nối tóc ở TP mọc lên ngày càng nhiều và rất chuộng tóc dài của phụ nữ miền Bắc vì mềm mượt hơn. Một ký tóc dài, anh bán 3,5 triệu -5 triệu đồng.
|
Một cô gái muốn biến tóc ngắn thành dài thường phải trả hàng triệu đồng cho các tiệm nối tóc. Lượng tóc dùng để nối tùy theo yêu cầu của người nối, nhưng thường khoảng 100g.
Anh Huân cho biết tóc dài thu mua được các tiệm ngâm, giặt, phơi khô rồi làm mượt trước khi nối cho khách. Theo Huân, anh nhất quyết không thu mua tóc người chết, tóc ở các bệnh viện để bán lại vì đó là việc làm “trái đạo” trong nghề buôn tóc.
Không chỉ mua tóc dài ở miền Bắc cung cấp cho các tiệm nối tóc ở TPHCM, anh Huân còn gom tóc dài từ các tiệm hớt tóc và những người thu mua trong Nam để bán lại cho các đại lý lớn ở phía Bắc.
Dưới trướng anh có hàng chục tay thu mua tóc dài hoạt động từ TPHCM đến tận Cà Mau. Anh Huân cất giọng buồn buồn: “Cả
Thành hàng xuất khẩu
Hiện tượng đáng báo động Theo GS-TS Trần Ngọc Thêm, Trưởng Khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội - Nhân văn TPHCM, cần phải có số liệu thống kê sơ bộ về lượng tóc VN vượt biên. Nếu mỗi năm, có hàng tấn tóc dài vượt biên, hàng vạn người đi bán tóc thì đó là hiện tượng đáng báo động.
|
Trong giới buôn tóc ở TPHCM, chị H., nhà ở quận Tân Bình, nổi tiếng là người chuyên đưa tóc dài VN qua Mỹ. Chị H. hoạt động theo mô hình công ty, có đại diện bên Mỹ và nhiều chân rết là những tay chuyên thu gom tóc ở VN.
Thỉnh thoảng, người đại diện ở Mỹ điện thoại về là hàng trăm ký tóc theo đường hàng không bay đi. Theo giới buôn tóc, thị trường Mỹ thuộc dạng kén chọn, tóc cực tốt mới xuất được. Bù lại, mỗi ký tóc qua Mỹ giá khá cao - ít nhất phải hơn 1 triệu đồng so với tiêu thụ trong nước.
“Tóc qua Thái Lan nhiều hơn qua Mỹ, nhưng cả hai thị trường này gộp lại cũng chẳng thấm vào đâu so với lượng tóc vượt biên qua Trung Quốc (TQ)”- anh Hải, người có 10 năm trong nghề buôn tóc cho biết.
Theo Hải, thị trường TQ rất dễ tính. Tóc xấu, hư, dài chỉ 20 cm họ vẫn thu mua. Đang nói chuyện với tôi, điện thoại của Hải reo chuông, một đồng nghiệp của anh ở Long An thông báo sắp gửi 90 kg tóc ra Bắc.
Anh Hải tiết lộ: “Vào các ngày 8-18-28 hằng tháng, chúng tôi phải tập kết tóc ra Bắc để bạn hàng TQ qua thu mua. Có tháng, những tay buôn người TQ không qua kịp, lượng tóc ứ đọng lên đến 20-30 tấn. Bình quân một tháng, mỗi người đi thu mua lẻ sẽ gửi qua TQ hàng chục, thậm chí hơn 100 kg. Số người thu mua tóc trên cả nước lên đến vài trăm người.
Trừ số lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi các thị trường khác, ước chừng lượng tóc qua TQ mỗi tháng không dưới hàng tấn”. Tôi bàng hoàng với những con số mà Huân đưa ra. Mỗi bộ tóc dài bình quân nặng chưa đến 200 g. Vậy mỗi tháng có đến hàng ngàn mái tóc dài của phụ nữ VN vượt biên!
Bình luận (0)