xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành trình cảm xúc

HỒNG KỲ

Cảm xúc cứ dâng tràn mỗi khi chúng tôi đặt chân lên dù là đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa - Khánh Hòa hay nhà giàn DK1 thuộc Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc

Cảm xúc ấy còn dâng lên mãnh liệt hơn khi chúng tôi gặp gỡ, trò chuyện với người lính và người dân những nơi đầu sóng ngọn gió để thực hiện phóng sự  “Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc”.
 
img
Nhà báo Hồng Kỳ và một chiến sĩ trên đảo chìm Đá Tây - quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phạm Dương

Nhòa lệ bấm máy

Lên nhà giàn là thử thách đầy khó khăn với các phóng viên. Hôm chúng tôi đến nhà giàn DK1 ở bãi ngầm Phúc Tần, sóng khá to. Khi chiếc xuồng cập vào chân nhà giàn, những con sóng cao liên tiếp chồm tới khiến nó dềnh lên, tụt xuống, va vào chân nhà giàn ình ình.

Phải rất khó khăn, số ít phóng viên mới lên được nhà giàn DK1. Thế nhưng, khi nghe đại úy Nguyễn Đăng Hùng, quyền chỉ huy trưởng nhà giàn DK 1/8, kể chuyện, chúng tôi mới thấy khó khăn mà mình phải nín thở, thót tim để vượt qua chẳng đáng là gì!
 
 Đại úy Hùng cho biết có lần anh ra nhà giàn gặp sóng cấp 8-9, tàu không thể neo lại vì cứ bị đứt. Thế là đại úy Hùng lao xuống biển, bơi vài trăm mét vào nhà giàn. Lên đến tầng 1 thì một con sóng lớn trùm tới, hất văng anh lên 4 m rồi dìm sâu xuống chân nhà giàn. Đại úy Hùng ôm lấy chân nhà giàn leo lên, bất chấp những mảnh hà sắc lẹm. Phải mất cả tháng sau, những vết thương sâu khắp người anh mới lành hẳn.
 
“Chuyện này rất bình thường với lính nhà giàn. Lên nhà giàn là sẵn sàng đối mặt với sống, chết” - nghe đại úy Hùng nói, mọi người trong đoàn công tác chúng tôi không ai cầm được nước mắt.

Chuyện của thiếu tá Đậu Đình Phú cũng vậy. Vị thiếu tá hơn 40 tuổi đời nhưng có gần 20 năm làm lính nhà giàn này từng làm nhiệm vụ trên gần chục nhà giàn. Anh cùng đồng đội từng nếm trải những thời khắc thử thách ngặt nghèo khi nhà giàn lệch nghiêng hẳn trên biển nước mênh mông trước những con sóng khổng lồ cao cả 10 m trong trận bão hồi tháng 10-1990...

Các phóng viên chúng tôi vừa tác nghiệp, quay phim, chụp ảnh… trên nhà giàn DK1 mà hai dòng lệ trào ra, ướt nhòa.

Ước mơ nơi đầu sóng ngọn gió

Cảm xúc một lần nữa dâng tràn trong chuyến tác nghiệp tại Trường Sa và nhà giàn DK1 khi tôi chứng kiến hình ảnh lớp học có một không hai.

Lúc tôi đến lớp 1 Trường Tiểu học xã đảo Song Tử Tây ở cực Bắc huyện đảo Trường Sa, thầy Đoàn Quốc Thái cùng hai cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Đoan Thùy và Huỳnh Thị Bảo Trâm đang tập viết chính tả. Vừa đọc rõ ràng từng câu, thầy Thái vừa chăm chú nhìn từng chữ đang được hai học trò viết trên bảng.
 
Giọng thầy Thái nhẹ nhàng: “Thùy, chú ý viết thẳng hàng”, “Trâm, viết nhanh lên kẻo không kịp bạn”… Hai cô học trò tập trung, mải miết lắng nghe từng chữ, từng câu thầy đọc, mím môi viết nắn nót. Mồ hôi rịn ra, bết cả tóc mai của hai em.

Chỉ cách thầy Thái và hai học trò nhỏ hiếu học vài trăm mét thôi, biển khơi đang ầm ầm vỗ sóng. Mặc sóng gió, mặc sự uy hiếp của những con tàu “lạ”, Thùy và Trâm cùng nhiều học trò khác ở Trường Sa vẫn miệt mài đèn sách với bao ước mơ tương lai. Thùy bảo muốn trở thành cô giáo của Trường Tiểu học Song Tử Tây, còn Trâm mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho các chú bộ đội trên đảo...

Rời Trường Sa và nhà giàn DK1 thân yêu, trong tôi đọng lại một cảm xúc thật đặc biệt. Đó là niềm tin mãnh liệt về sự trường tồn của Trường Sa và nhà giàn DK1, bất chấp mọi phong ba bão tố trên đại dương dù có ghê gớm, dữ dội đến đâu.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo