xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hên - xui

Đỗ Thông

Dư luận phẫn nộ sau khi xem đoạn clip ghi lại cảnh một tài xế của hãng xe khách Hoàng Long đang điều khiển xe trên đường nhưng vô tư bỏ vô-lăng để… xỏ tất (vớ).

Làm sao ngăn cản hành động trên? Hành khách trên xe chắc không thể cản, bởi lúc tài xế đang bỏ vô-lăng, ai mà đụng vào thì thành đại họa. Nay, sự việc đã rồi, chỉ còn biết dựa vào hình ảnh ghi được mà xử phạt hành chánh, vậy thì tài xế đâu có sợ!

Kêu gọi đạo đức nghề nghiệp của giới tài xế để cho những chuyến xe an toàn hơn, nhiều người nghĩ chỉ còn cách đó. Nghĩ vậy cũng đúng mà chưa đủ, bởi bên cạnh vẫn còn rất nhiều tài xế rất có trách nhiệm với nghề, với hành khách.

Nếu tìm hiểu tận tường, sẽ thấy có trách nhiệm rất lớn của doanh nghiệp vận tải, của những người làm công tác bảo vệ an toàn giao thông trên đường. Nói có sách, mách có chứng. Vừa rồi, trong cuộc làm việc với ngành giao thông, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa ở TP HCM đã thừa nhận họ tuyển rất nhiều tài xế không đủ tiêu chuẩn lái xe đầu kéo vào hành nghề. Nhiều tài xế “lụi” mà vẫn ngang nhiên ôm vô-lăng? Sao CSGT không phát hiện, xử lý? Câu hỏi này xin nhường cho các cơ quan hữu trách trả lời.

Ai cũng biết các doanh nghiệp vận tải hành khách vì muốn tối đa hóa lợi nhuận nên luôn thúc tài xế sớm quay đầu chạy thêm chuyến nữa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn thảm khốc, chủ yếu do tài xế ngủ gục khi đang lái xe. Quy định một tài xế không ôm vô-lăng liên tục trong thời gian bao lâu đã có nhưng chưa hề thấy ai bị xử phạt khi vi phạm.

Như vậy nghĩa là hành khách đi xe chỉ biết… may nhờ rủi chịu. Thực tế cho thấy trên những chuyến xe khách đường dài hay những chiếc xe giường nằm chất lượng cao, hành khách gần như phó thác sinh mệnh cho tài xế. Tài xế tỉnh táo, cẩn thận thì cả xe nhờ; còn không thì ngồi trên xe mà như đi trên dây. Giao thông ở xứ ta là thế!

Buồn thay, tình trạng ấy không chỉ tồn tại trong lĩnh vực an toàn giao thông mà xuất hiện đều khắp các lĩnh vực. Xây cao ốc mà không bảo đảm an toàn cho người lao động, thỉnh thoảng vài thợ hồ rơi từ trên cao tử vong; thanh sắt nặng cả tấn từ công trình đường sắt đô thị rớt xuống trúng đầu người đi đường; trẻ em té lọt hầm lắp đặt ống nước thiệt mạng; nhân viên y tế bỏ mặc bệnh nhân khiến họ chết oan… Nhiều, rất nhiều những kiểu coi thường tính mạng con người như thế diễn ra mỗi ngày.

Xử lý hậu quả những trường hợp trên dường như chỉ quẩn quanh ở 3 hình thức: Rút kinh nghiệm, phạt tiền hoặc tạm đình chỉ công việc; chẳng hề có một cuộc mổ xẻ tới nơi tới chốn xem nguyên nhân gốc rễ là do đâu để có cách ngăn chặn không cho tái diễn.

Bởi thế mà một tiến sĩ luật đã phải thốt lên: Sao chúng ta cứ “khoái” giải quyết phần ngọn, kiểu “trảm tướng dự án” của các bộ trưởng, mà quên rằng để xảy ra chuyện như vậy là có trách nhiệm của chính “tư lệnh” ngành?! Thực ra, đó là quản lý yếu kém, là đùn đẩy trách nhiệm. Cứ mãi như vậy thì người dân chỉ biết trông vào 2 chữ “hên - xui”!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo