xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểm họa cướp biển

PHẠM DƯƠNG

Cướp biển đã thực sự trở thành hiểm họa thường trực với các con tàu và thuyền viên Việt Nam đi lại hằng ngày giữa biển khơi, nhất là tại các “điểm nóng” cướp biển khu vực Đông Nam Á.

Trong khi vụ cướp biển tấn công tàu Sunrise 689 hồi tháng 10 vừa qua còn đang trong tiến trình điều tra thì vụ cướp tàu VP ASPHALT 2 của Công ty CP Vận tải Hóa dầu VP (Hải Phòng) còn gây chấn động hơn gấp bội. Hiện chưa rõ mức thiệt hại vật chất của vụ cướp tàu chở 2.300 tấn nhựa đường lỏng song lần đầu tiên đã có thuyền viên Việt Nam bị sát hại. Cái chết đột ngột của thuyền viên mới 35 tuổi này càng trở nên thương cảm hơn khi anh ra đi để lại người vợ trẻ đang thất nghiệp cùng 2 con nhỏ nheo nhóc.

Cách đây chỉ hơn 2 tháng, vụ tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công đã khiến dư luận cả nước phải bàng hoàng bởi sự liều lĩnh, manh động của chúng. Không chỉ cướp dầu, tài sản có giá trị và phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của con tàu giữa biển khơi, bọn cướp còn sẵn sàng tấn công thuyền viên. Nghề đi biển vốn đã phải đối mặt với nhiều rủi ro từ thiên tai, sự cố… nay còn phải đối mặt với họa cướp biển.

Trước đó, thuyền viên Việt Nam từng không ít lần gặp cướp biển song mới chỉ xảy ra trên các con tàu Việt Nam hay tàu nước ngoài mà họ làm thuê diễn ra ở các vùng biển xa như vụ tàu Hoàng Sơn Sun tải trọng 22.800 tấn bị cướp biển Somalia tấn công ngoài khơi Ấn Độ tháng 1-2011.

Các vụ cướp biển trên cùng với vụ Cảnh sát biển và Biên phòng Việt Nam bắt toán cướp biển Indonesia tấn công tàu MT-Zafirah ngoài khơi vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu hồi tháng 11-2012 cho thấy cướp biển thực sự đã trở thành hiểm họa không thể xem thường với nước ta.

Từ việc đẩy tất cả thủy thủ trong vụ cướp tàu MT-Zafirah xuống biển tới việc đánh đập thuyền viên tàu Sunrise 689 và đỉnh điểm là sát hại thuyền viên tàu VP ASPHALT 2 cho thấy bọn cướp biển có trang bị vũ khí, rất hung hãn, manh động là mối đe dọa khôn lường với tài sản và sinh mạng thủy thủ. Trong khi đó, với đội tàu viễn dương hơn 1.000 chiếc cùng hàng chục ngàn thủy thủ Việt Nam trên đó thì hiểm họa này càng không nhỏ.

Hợp tác, giữ liên lạc mật thiết với các cơ quan, trung tâm chống cướp biển quốc tế cần đi đôi với việc huấn luyện các kỹ năng, trang bị những trang thiết bị cần thiết ứng phó cướp biển cho thủy thủ đoàn và tàu. Có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải có một lực lượng chuyên trách, phản ứng nhanh chống cướp biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo