Dọc hai bờ kinh từ Đầm Bà Tường đến kinh số 1 xã Phú Tân, huyện Cái Nước rạm (miền Tây gọi là rẹm) dày đặc. Chưa bao giờ rạm nhiều như lúc này. Mỗi lần tàu chạy qua, nước rút đi là rạm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ông Tư Khá, ngụ ấp Cả Chim, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, cho biết trước đây họa hoằn lắm sau mỗi “con nước” mới có một vài con rạåm. Còn bây giờ, rạåm dầy đặc cả kinh. Ban đầu, nhiều người ùn ùn đi bắt rạåm để bán với giá 1.000 đồng/3 kg. Nhưng được vài ngày, chẳng ai đến mua nữa.
“Sát thủ” của tôm
Trên đường về xã Phú Mỹ đi đến đâu, chúng tôi cũng đều thấy cảnh người dân túc trực trên vuông tôm của mình để bắt rạåm. Ông Tư Khá nói: “Hy vọng vụ tôm này hốt bạc nhưng ngờ đâu con nước vừa rồi xổ ra chỉ thấy rạåm, không có một con tôm vì rạåm vào vuông thì tôm chẳng còn”. Chị Nguyễn Thị Nga, ngụ ấp Vàm Đình, cho hay, gia đình chị đổ biết bao công sức, tiền bạc mong “vớt vát” vụ tôm này. Ai ngờ đến con nước xổ ra tôm đâu hết mà toàn là rạm. Ra ngoài bờ vuông của anh Năm Hơn, tôi thấy anh đang bơm nước. Nghe tôi hỏi đến thảm cảnh rạåm tràn vào vuông tôm, anh Hơn lắc đầu ngán ngẩm: “Hai ngày nay, tôi bơm nước suốt ngày “hốt” được hơn 10 bao rạåm. Năm nay, nông dân “lãnh đủ”. Hiện tượng rạåm xuất hiện ở xã Phong Lạc và xã Phú Mỹ làm người dân hoang mang lo lắng. Nhiều lão nông giải thích, rạåm ưa kẹp, cắn. Hễ gặp gì chúng cũng cắn, nhất là tôm. Theo thông tin chúng tôi nhận được từ Chi cục Bảo vệ thực vật Cà Mau, không chỉ là “sát thủ” của tôm rạåm rất nguy hiểm bởi chúng thường mang mầm bệnh rất dễ lây lan qua con tôm sú.
Không tha cả lúa
Trao đổi chúng tôi, anh Võ Trường Giang - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ - cho biết rạåm còn gây hại cho lúa không thua gì loài ốc bươu vàng. Một đêm chúng cắn đứt mấy công lúa. Theo lời anh Giang, chúng tôi tìm đến ấp Vàm Xáng xã Phú Mỹ. Anh Nguyễn Minh Khai - Bí thư chi bộ ấp - dẫn tôi ra ruộng của mình, và cho biết, anh gieo sạ được 5 công đất ở vùng lúa. Nhưng chỉ sau vài ngày rạåm tràn vào cắn sạch.
Chưa tìm ra biện pháp ngăn ngừa
Anh Nguyễn Thanh Giảng - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Cái Nước - nói: “Rạåm gây tác hại rất lớn đối với đầm tôm, nhưng hiện chưa tìm được cách ngăn ngừa. Cái khó là làm sao diệt chúng mà không làm chết tôm. Do đó, hiện giờ người dân chỉ có thể dùng phương pháp thủ công để diệt trong khi chờ các nhà khoa học tìm ra phương pháp hữu hiệu hơn”. Anh Trịnh Văn Lên - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời - cho biết thêm anh đang chỉ đạo người dân gấp rút xổ nước ngăn chặn rạåm phá. Tuy nhiên theo lời anh Lên vẫn chưa có phương pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất. Vậy là, người dân nuôi tôm Cà Mau còn canh cánh nỗi lo. Nếu những “con nước” tiếp theo rạåm tiếp tục tấn công coi như đầm tôm chẳng còn tôm, mà lúa cũng mất trắng.
Bình luận (0)