xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hộ khẩu: Giữ hay bỏ?

TS Nguyễn Ngọc Kỷ

Vụ học sinh Đỗ Hồng Sơn bị nghỉ học vì không có hộ khẩu Hà Nội một lần nữa làm dấy lên bức xúc trong dư luận về vai trò hình thức của chiếc sổ hộ khẩu. Trong điều kiện hiện nay, tiếp tục duy trì quản lý bằng hộ khẩu nhưng nên thay sổ hộ khẩu bằng thẻ căn cước hiện đại

Sổ hộ khẩu đơn giản chỉ là giấy chứng nhận đăng ký thường trú của các hộ gia đình. Việc đăng ký thường trú của công dân tại một địa phương là cần thiết không chỉ cho vấn đề cư trú, sinh hoạt mà còn để công dân được hưởng các quyền lợi cơ bản cũng như có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ của mình tại địa phương đăng ký. Phải có đăng ký cư trú thì chính quyền địa phương mới biết mình đang quản lý ai, dân số bao nhiêu, lực lượng lao động như thế nào để có cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Vì lẽ đó nên bất kỳ nước nào với nhiều quy mô công nghệ quản lý khác nhau nhưng đều phải tiến hành quản lý cư trú công dân, tức là quản lý hộ khẩu. Và khi đã nói đến hộ khẩu không thể không nói đến CMND (để nhận biết danh tính) và trạng thái hộ tịch (sinh, tử, kết hôn...).

Vừa sổ hộ khẩu vừa CMND: Quá bất tiện

Nhiều người thường đưa các nước tiên tiến ra để so sánh với hệ thống của ta nhưng lại không hiểu đầy đủ về lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống quản lý dân cư của từng nước cụ thể. Khi nghiên cứu hệ thống căn cước của một quốc gia, ta không chỉ quan sát riêng cái thẻ căn cước hay cái quyển sổ giống như quyển hộ chiếu mà phải xem xét toàn bộ hệ thống của họ. Về cơ bản, các nước trước đây đều đã trải qua giai đoạn quản lý thủ công như chúng ta hiện nay. Ở Tiệp Khắc trước đây, mỗi công dân được cấp một quyển sổ chứng minh công dân (obcansky prukaz), trên đó có ảnh chân dung, có số công dân, các thông tin cơ bản về nhân thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và nơi thường trú, không có vân tay.

Sổ hộ khẩu gây khá nhiều phiền hà cho công dân Ảnh: TẤN THẠNH
Sổ hộ khẩu gây khá nhiều phiền hà cho công dân Ảnh: TẤN THẠNH

Mỗi lần công dân di chuyển nơi cư trú, họ chỉ cần ghi thêm thông tin vào một trang mới cũng giống như sổ hộ khẩu của ta vậy nhưng họ không có một sổ cho cả hộ gia đình mà mỗi công dân một sổ, trẻ em không được cấp mà được ghi trong sổ của người bảo hộ. Như vậy, sổ căn cước công dân của Tiệp Khắc lưu được và cập nhật được các thông tin thường trú (điều này cũng giống Việt Nam trước năm 1975) nên vừa kiêm vai trò hộ khẩu của ta. Việc đóng thành quyển cho cả hộ gia đình mà không tách thành các sổ riêng cho từng cá nhân như của ta hiện nay là thuận tiện mặt này nhưng lại bất tiện về mặt khác. Sổ hộ khẩu của ta không có ảnh để nhận biết danh tính; còn giấy CMND của ta thì có ảnh, có vân tay để nhận biết danh tính nhưng không cập nhật được nơi thường trú và bởi vậy hiện nay việc cả nhà chung nhau một sổ hộ khẩu chỉ để chứng minh nơi thường trú hiện tại, mỗi khi giao dịch phải trình thêm CMND để chứng minh danh tính là rất bất tiện. Cách kết hợp theo kiểu “một thằng mù cõng một thằng què” như vậy là lỗi thời, cần thay đổi.

Mẫu thẻ căn cước thông minh của công dân CH Czech
Mẫu thẻ căn cước thông minh của công dân CH Czech

Tiệp Khắc ngày nay (CH Czech) khác rồi, họ đã chuyển sang dùng thẻ căn cước “obcansky prukaz” thông minh, tất nhiên là đằng sau thẻ căn cước thông minh đơn giản đó phải có cơ sở dữ liệu dân cư điện tử để bảo đảm chỉ cần tra cứu theo số căn cước là có thể biết được nơi thường trú và toàn bộ thông tin dân cư còn lại.

Vì sao hộ khẩu gây bức xúc?

Người dân có 2 loại bức xúc: Bức xúc vì sự phiền hà, lạc hậu và tiêu cực trong quản lý hộ khẩu và bức xúc với các chính sách thiếu công bằng đi kèm hộ khẩu.

Để giải tỏa loại bức xúc thứ nhất nhằm giảm phiền hà cho người dân trong việc chạy giấy tờ, không có cách nào khác là ngành công an phải nhanh chóng hiện đại hóa công tác quản lý cư trú trên cơ sở điện tử hóa 3 phân hệ: CMND (chuyên bảo đảm căn cước công dân), hộ khẩu (chuyên quản lý quá trình cư trú của công dân) và hộ tịch (chuyên quản lý khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, quốc tịch, thay đổi họ tên, giới tính) và kết nối chúng với nhau để hình thành cơ sở dữ liệu dân cư nền, tạo điều kiện cho các ngành cùng khai thác, sử dụng và bổ sung thông tin chuyên ngành. Khi đã xây dựng được cơ sở dữ liệu dân cư nền và đưa thành dịch vụ khai thác trên mạng thì mới tính đến việc bỏ sổ hộ khẩu (chứ không phải bỏ công tác quản lý hộ khẩu) vì khi đó chỉ cần CMND (tức là thẻ căn cước công dân) là cơ quan nhà nước có thể nắm được đầy đủ các thông tin về danh tính, hộ khẩu, hộ tịch và các thông tin chuyên ngành khác của công dân mà nhà nước đang quản lý (mã số thuế, số bảo hiểm, thuê bao điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số hồ sơ sổ đỏ, bằng nghề nghiệp các loại, số hộ chiếu...).

Loại bức xúc thứ hai là các chính sách thiếu bình đẳng đi kèm hộ khẩu. Hồi thời bao cấp, có hộ khẩu Hà Nội đồng nghĩa với quyền được mua lương thực, thực phẩm, kể cả quyền được phân phối nhà ở với giá như cho. Thời nay, hộ khẩu đi kèm với quyền được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục... vì ở thủ đô tốt hơn nhiều so với các tỉnh.

Về y tế, người dân ngoại tỉnh một mặt vừa kêu ca các hiện tượng quá tải tại các bệnh viện, mặt khác lại tìm cách để được vào khám ở bệnh viện trung ương mặc dù không được thanh toán bảo hiểm đầy đủ do trái tuyến. Không ở đâu như nước ta, các bệnh nhân dù bị bệnh nặng hay nhẹ đều tìm mọi cách vượt tuyến để được về điều trị tại Hà Nội hoặc TP HCM.

Về giáo dục, người dân cũng kêu ca về số học sinh bị nhồi nhét quá nhiều vào một lớp nhưng mặt khác cũng phàn nàn vì các trường công lập từ chối tiếp nhận học sinh không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Để được cư trú ở Hà Nội, nhiều nhà giàu ở các tỉnh đã bỏ tiền tỉ để mua nhà và chuyển hộ khẩu cho con ra Hà Nội học rồi sau đó dọn chỗ trước cho cả gia đình ra sau. Cũng có rất nhiều thế hệ học sinh sau khi tốt nghiệp không chịu đi các tỉnh làm việc mà cứ loanh quanh tìm việc tại Hà Nội.

Với người dân tạm trú thì như vậy, với người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, tình hình cũng chẳng mấy sáng sủa. Việc xử lý trái tuyến quận - huyện vẫn là công việc hằng ngày của họ, từ nhà trẻ, mẫu giáo trái tuyến, trường học trái tuyến đến bệnh viện trái tuyến. Ngay cả khi đúng tuyến thì nhiều trường hợp vẫn bị từ chối do quá tải. Ở đâu đó đã xuất hiện dịch vụ chuyển hộ khẩu “lách luật” để hợp tuyến hóa. Ở đâu đó nhà trường đã có khoản thu nhập kha khá từ dịch vụ duyệt nhập học sinh trái tuyến...!

Có thể nói chừng nào ở thủ đô và các TP lớn còn có nhiều bệnh viện, trường học, điều kiện công ăn việc làm tốt hơn ở các tỉnh; chừng nào còn có sự tập trung hóa nguồn lực cao độ thì chừng đó còn có hiện tượng quá tải, tắc nghẽn, xung đột và chừng đó còn cần đến các điều kiện chặt chẽ của hộ khẩu mặc dù không thật hiệu quả nhưng là giải pháp cuối cùng để ít nhiều hạn chế hiệu ứng di dân cơ học đột biến nhằm thiết lập lại trật tự, bảo đảm các điều kiện đặc thù mà thủ đô cần được có. 

Công tác hộ khẩu là không thể bỏ, có chăng là bỏ cái sổ hộ khẩu lạc hậu để tiến lên dùng CMND hay thẻ căn cước hiện đại dựa trên một cơ sở dữ liệu dân cư điện tử thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và cơ quan quản lý.

 

Một cơ sở dữ liệu cho cả nước

Gần đây, nhà nước đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến CMND và hộ khẩu, hộ tịch. Đáng tiếc rằng công tác này đang bị làm sai cả về phương pháp và về lộ trình giải quyết vấn đề. Sai điển hình nhất là thuê một số công ty ngoài chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn căn cước. Vì vậy, họ đưa ra phương án triển khai hoàn toàn phản nghiệp vụ: Cấp lại số CMND 12 chữ số hoàn toàn mới mà không kế thừa hệ CMND đã công phu xây dựng 38 năm qua (với chỉ 9 số mà vẫn thừa để cấp cho trên 12 tỉ công dân Việt Nam).

Tuy nhiên, hệ CMND hiện tại cũng có một lỗi thiết kế, đó là quy định một công dân khi chuyển hộ khẩu từ tỉnh/thành này sang tỉnh/thành khác thì phải xin cấp lại CMND mới với số mới. Điều này làm cho một công dân có thể có nhiều số CMND riêng tại nhiều địa phương khác nhau, phá vỡ nguyên tắc về tính duy nhất của số căn cước. Lỗi này hoàn toàn có thể sửa được bằng cách quy định lại là công dân khi di chuyển hộ khẩu từ tỉnh/thành này đến tỉnh/thành khác thì được cấp đổi lại CMND nhưng phải giữ nguyên số cũ đã cấp, chỉ cập nhật ảnh mới, nơi cư trú mới, cũng như lăn tay lại để bổ sung danh chỉ bản vào tàng thư tỉnh/thành mới. Công việc này chỉ cần làm trong giai đoạn còn duy trì tàng thư thủ công. Sau này, khi điện tử hóa xong các tàng thư của tất cả các tỉnh/thành và hợp nhất lại thành tàng thư điện tử trung ương thì công việc thay đổi CMND khi chuyển hộ khẩu sẽ không còn cần thiết nữa. Việc cấp CMND sẽ được tổ chức phân tán nhưng quản lý tập trung trên cơ sở cả nước cùng sử dụng một cơ sở dữ liệu thống nhất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo