xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Chủ quyền không thể tranh cãi!

Phan Anh

Gần 150 bản đồ, tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày tại triển lãm là những cứ liệu khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Sáng 16-8 tại TP HCM, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP HCM đã phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu chương trình triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử. Hoạt động này diễn ra từ ngày 22 đến 29-8 ở Hội trường Thống Nhất, TP HCM.

img
Quang cảnh triển lãm tại Hội trường Thống Nhất. (Ảnh do Ban Tổ chức cung cấp)

Xác lập chủ quyền từ xa xưa

Theo GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nội dung triển lãm - mảng tư liệu Việt Nam bao gồm các thư tịch, bản đồ và tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn đã khẳng định từ thời kỳ phong kiến đến nay, nhà nước Việt Nam khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thành bộ Hồng Đức bản đồ gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (biển Đông). Giữa biển Đông có một địa danh đánh dấu là Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực Nam biển Đông. Năm 1711, sau khi tiếp nhận vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn Phúc Chu giao Mạc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý Trường Sa hải chử (quần đảo Trường Sa ngày nay).

"Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài biển Đông và vịnh Thái Lan" - GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một lần nữa được khẳng định rõ ràng là vào năm 1803, khi vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Đến năm 1861, bằng các hoạt động thăm dò đường biển, thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, vua Gia Long đã cắm cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này.

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết giám mục Jean Louis Taberd cũng đồng thời xuất bản An Nam đại quốc họa đồ có tọa độ rõ ràng, đánh dấu một cách chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc. Đặc biệt, Châu bản Phúc tấn của Bộ Công ngày 12-2-1836 (Minh Mạng năm thứ 17) đã ghi rõ việc cử thủy quân với sự hỗ trợ của dân binh, dân phu đi cắm cột mốc chủ quyền chi tiết về độ dài, rộng và dày của cột mốc.

Atlas Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

Bên cạnh mảng tư liệu Việt Nam, triển lãm còn giới thiệu bản đồ, atlas của Trung Quốc và các nước phương Tây. "Các nguồn bản đồ, tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau sẽ giúp du khách, người dân khi tham quan triển lãm có thể dễ dàng đối chiếu và kiểm chứng; góp phần khẳng định một thực tế lịch sử khách quan là trong nhiều thế kỷ, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không hề gặp sự phản đối hay tranh chấp của bất cứ quốc gia nào" - ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Tổ chức, nhấn mạnh.

Ông Nghiêm cho biết 4 cuốn atlas do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong những năm 1908, 1917, 1919, 1933 là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa Dân quốc kế tục các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ những con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các địa phương của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas. Vì thế, cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

"Điều này chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm ngoài cái gọi là "chủ quyền lịch sử" phi lý của Trung Quốc" - ông Nghiêm khẳng định.

Bổ sung nhiều tư liệu mới

Đại diện ban tổ chức cho biết trước đó, triển lãm đã được trưng bày tại Hà Tĩnh và Hà Nội. So với 2 địa phương này, triển lãm tại TP HCM sẽ bổ sung những tư liệu mới của TS sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam Nguyễn Đình Đầu cùng các tư liệu của TP HCM sưu tầm nhằm cung cấp một cách hệ thống và chuẩn xác về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ngoài ra, TP HCM cũng tham gia triển lãm bằng những hình ảnh về Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP với Trường Sa, Hoàng Sa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo