xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học Bác từ những điều đơn giản nhất

Phan Anh

Tấm gương và đạo đức của Bác Hồ thấm nhuần và lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi ngày lại có thêm những điển hình học và làm theo gương Bác

“Cô là một nhân vật khá đặc biệt. Trước khi chúng tôi tìm đến, cô ra cầu Chữ Y để tìm cách kết liễu cuộc đời mình vì quá bế tắc. Giờ đây, cô đã khỏe mạnh lại. Lúc tôi phỏng vấn, cô khóc nói chương trình như sinh ra cô lần thứ hai, làm sao cô có thể trả hết ân tình này…”. Phóng viên Trương Thị Hồng Thúy, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM, đã chia sẻ trên Facebook của mình về một nhân vật mà chị viết bài và được chương trình “Sát cánh cùng gia đình Việt” giúp đỡ.

Lan tỏa yêu thương

Cứ 7 giờ 30 phút mỗi sáng thứ năm hằng tuần, hàng ngàn thính giả miền Nam lại lắng lòng với những câu chuyện cảm động trong chương trình phát thanh thực tế “Sát cánh cùng gia đình Việt” do phóng viên Trương Thị Hồng Thúy thực hiện. Đây là chương trình phát thanh thực tế đầu tiên của cả nước nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo. Phóng viên Hồng Thúy và chương trình đã làm nên điều kỳ diệu khi giúp hồi sinh bao mảnh đời bất hạnh.

Phóng viên Trương Thị Hồng Thúy (bìa phải) của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM - điển hình học và làm theo gương Bác. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Phóng viên Trương Thị Hồng Thúy (bìa phải) của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM - điển hình học và làm theo gương Bác. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Trong 5 năm thực hiện chương trình “Sát cánh cùng gia đình Việt” là chừng đó thời gian nhà báo Hồng Thúy sống cùng tiếng khóc và nụ cười của nhân vật. Còn nhớ, năm 2011, chương trình ra đời trong sự hoài nghi của nhiều người vì một chương trình thực tế mà làm phát thanh thì rất khó thành công. Nhưng rồi, con số ấn tượng về số tiền quyên góp trên 35 tỉ đồng cùng khoảng 40.000 lượt người ủng hộ đã xua tan mọi hoài nghi. Để có được thành công như hôm nay, Hồng Thúy cùng ê-kíp thực hiện chương trình đã trải qua không ít khó khăn, vất vả. Với truyền hình, khái niệm chương trình thực tế không còn xa lạ gì nhưng với phát thanh là khá mới mẻ và không dễ để thực hiện vì chỉ bằng âm thanh, phải làm sao để thính giả khi nghe chương trình mà có thể “thấy” được câu chuyện tác giả muốn nói, “thấy” được giọt nước mắt hay nụ cười của mỗi nhân vật để đồng cảm và sẻ chia. Ấy vậy mà nhà báo Hồng Thúy đã vượt qua điều khó nhất bằng những bài viết xúc động, chân thực làm lay động lòng người.

“Bí quyết không đâu xa mà chính là thực hiện những điều Bác dạy về cách làm báo. Bác từng căn dặn người làm báo phải luôn đặt câu hỏi viết cho ai, viết cái gì? Viết làm sao mà ai đọc cũng hiểu, không chỉ tầng lớp tri thức mà cả anh công nhân hay bác nông dân đọc cũng hiểu. Luôn ý thức điều này từ lời dạy của Người nên tác phẩm của tôi lay động được mọi đối tượng. Hơn 50% mạnh thường quân đến ủng hộ chương trình là những người nghèo như bác xe ôm, anh công nhân, chị bán hàng rong...” - phóng viên Hồng Thúy chia sẻ.

Kiên trì, nỗ lực hết mình

Đối với anh Nguyễn Văn Hiệp, công nhân Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 (Cienco 6), học Bác không ở đâu xa mà hiện hữu trong chính cuộc sống, công việc hằng ngày. Khi Cienco 6 triển khai thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, anh Hiệp được giao điều hành thi công, hướng dẫn công nhân thi công các hạng mục cọc khoan nhồi và kết cấu bệ trụ, thân trụ, xà mũ. Chính những câu chuyện giản dị, ý nghĩa về Bác đã giúp anh có động lực và càng trách nhiệm với công việc. Anh Hiệp luôn cố gắng làm việc với tác phong nghiêm túc, tận tụy, bám sát công trường, không quản ngày đêm, ngày lễ hay chủ nhật, làm hết việc chứ không hết giờ. “Học Bác không ở đâu xa mà bắt từ đầu những việc đơn giản nhất. Khi lãnh đạo phân công bất cứ việc gì cũng phải lấy tinh thần trách nhiệm đặt lên trên hết” - anh Hiệp bộc bạch.

Một điển hình khác là chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền, Chủ nhiệm HTX Vườn lan Huyền Thoại (huyện Củ Chi, TP HCM). Để hội viên tích cực học tập và làm theo, chị Huyền đã chọn biện pháp nêu gương, đi đầu trong lao động, sản xuất giỏi. Năm 2015, chị Huyền được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Từ mảnh đất rộng 4 ha trồng cao su, chị Huyền mạnh dạn chuyển sang trồng lan. Chị cho lên gần 300 luống đất, làm hệ thống tự động tưới tiêu, xây dựng nhà lưới để giữ ẩm và nhiệt độ cho lan. Với cách làm này, vườn lan của chị Huyền cho sản lượng rất cao với 12.000-14.000 cành/tuần, lợi nhuận trên 2 tỉ đồng/năm.

“Bác từng nói “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Với tôi, muốn thành công phải kiên trì, nỗ lực hết mình” - chị Huyền chia sẻ. Theo chị, tấm gương và đạo đức của Bác đã thấm nhuần và lan tỏa trong mọi tầng lớp, người dân như chị, đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người...

Luôn tận tụy với công việc

Đó là đại úy Nguyễn Văn Thông, điều tra viên Đội 8 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP HCM. Từ ngày Đảng ủy Công an TP quán triệt thực hiện tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đại úy Thông đã không ngừng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, trau dồi kinh nghiệm, đặc biệt là thực hiện lời Người dặn dò cán bộ, chiến sĩ công an: “Làm công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm công an là để giữ trật tự, an ninh cho nhân dân”. Ngoài ra, đại úy Thông cũng luôn ý thức “đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải cương quyết, khôn khéo” như lời Bác dạy...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo