Nghe chị than “phải chi họ lấy hết tiền rồi để lại giấy tờ cũng được. Đằng này...” lại thấy đau giùm cho chị. Ngoài trường hợp của người phụ nữ trên, thời gian gần đây xuất hiện nhiều chuyện đau lòng tương tự.
Còn nhớ trước đó, vào 15 giờ ngày 16-6, tại giao lộ An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh (quận 5 - TPHCM), một người đàn ông sau khi chống cự với bọn cướp đã may mắn giành lại được giỏ xách bị cướp. Tuy nhiên, chỉ sau 2 phút giành được chiếc giỏ xách bị mất ấy, người nọ đã bị cướp lần nữa bởi những người “hôi” của khi thấy tiền của anh rơi ra ngoài chiếc giỏ bị rách. Người đi đường chen chân nhau giành lấy những đồng tiền này, không thèm nhìn đến ánh mắt cầu khẩn và van xin, bất lực của nạn nhân.
Vào ngày 20-6, cũng diễn ra cảnh “hôi” của lúc xảy ra vụ cháy chợ Vinh-Nghệ An. Dù đã 20 giờ nhưng ngoài những người bạn hàng bảo vệ tài sản, công an chữa cháy còn có rất đông kẻ nhân lúc tranh tối tranh sáng đã chen vào, giành giật và cướp hàng của tiểu thương. Họ tranh thủ lấy bất cứ thứ gì có thể, bỏ mặc người bị nạn với nỗi đau mất tiền, mất tài sản. Nhiều người bức xúc nhưng rồi cũng cho qua trước sự vô cảm của những kẻ nhanh tay lẹ mắt như trộm này.
Ai cũng nghĩ rằng sao những người đi “hôi” của lại ác tâm, tranh thủ thừa nước đục thả câu nhưng ít ai lên tiếng, bảo vệ và cùng góp phần giữ gìn tài sản cho người bị hại. Để rồi tình trạng này diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tháng này tiếp tháng kia mà không có biện pháp xử lý thích đáng.
Người Việt Nam vốn sống nhân nghĩa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Cần có những phiên tòa thức tỉnh lòng người để những sự vô cảm này không là nỗi ám ảnh, làm tăng thêm nỗi đau, tang thương của người bị nạn và đẩy gia đình họ vào cảnh khốn cùng.
Bình luận (0)