xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp nhất sổ hồng - sổ đỏ là nguyện vọng của dân

Bài và ảnh: Thế Dũng

Ngày 8-6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Đa phần ý kiến đại biểu tập trung vào việc gộp sổ hồng – sổ đỏ

Trước ý kiến của nhiều đại biểu (ĐB) về việc gộp sổ hồng – sổ đỏ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết Luật Nhà ở, Luật Đất đai đều quy định rất cụ thể về tên của hai giấy khác nhau, nội dung bên trong cũng khác nhau, cơ quan triển khai thực hiện cũng khác nhau và chế tài cũng khác nhau. Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, rất quyết tâm để làm sao thống nhất một sổ và đây cũng là nguyện vọng của người dân.

img
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội): Cần làm rõ đâu là gói thầu cấp bách để chỉ định thầu


Nếu không nhập sổ hồng – sổ đỏ: Lại nợ dân


Theo ông Nguyên, qua các lần giao lưu trực tuyến giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với người dân đã  nhận được các câu hỏi tập trung vào việc một sổ và đây là vấn đề được trông chờ nhiều nhất. “Nếu như lần này Quốc hội (QH) không thông qua được để có thống nhất một sổ thì chúng ta lại tiếp tục nợ dân” – ông Nguyên thuyết phục.


Về trở ngại trong việc sửa đổi này, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên giải trình là Chính phủ đã chuẩn bị rất chu đáo. Về lĩnh vực bất động sản,  theo ông Nguyên, đã nêu rõ trong Luật Đất đai. Trong Luật Dân sự, điều 174 cũng nói rõ khái niệm về bất động sản. Bất động sản trên đất gồm 3 loại: nhà ở; các công trình kiến trúc xây dựng bao gồm các công trình kiến trúc như bệnh viện, trường học, bưu chính viễn thông...; tài nguyên và môi trường. Ông Nguyên đề nghị QH ủng hộ chỉ làm một giấy thôi, vấn đề kỹ thuật thiết kế giấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết kế và đã có một số phương án đang lấy ý kiến của cấp tỉnh. Tóm lại, giấy này sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu về đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các loại tài sản gắn liền với đất.


Tránh tình trạng tùy tiện chỉ định thầu


ĐB Phạm Thị Loan  (Hà Nội) cho rằng để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, không nên để Chính phủ quy định hướng dẫn nhiều quá mà nên quy định chi tiết trong luật. Như đối với chỉ định thầu cần phải cụ thể thế nào là “gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia” và thế nào là “gói thầu cấp bách vì lợi ích quốc gia”. Theo bà Loan,  hiện nay rất nhiều dự án thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch đã được biến thành cấp bách để chỉ định thầu cho các tập đoàn, các công ty Nhà nước chia nhau. Bà Loan góp ý ban soạn thảo nên tham khảo phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của các tổ chức quốc tế ADB, WB đã quy định rất rõ các phương pháp xét thầu rất công bằng và minh bạch.

ĐB Phan Thị Thu Hà (Đồng Tháp) đề nghị nên có giới hạn về định mức để tránh tình trạng tùy tiện chỉ định thầu- bà Hà nói.


Chiều 8-6, các ĐB thảo luận tại tổ về dự án Luật Dân quân, tự vệ. Hôm nay (9-6), QH làm việc tại hội trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo