xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp tác bảo vệ sông Mê Kông

Bài và ảnh: THU SƯƠNG

Hợp tác cùng khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất trong hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực

Đây là khẳng định của các đại biểu tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) lần thứ hai tại TP HCM, ngày 5-4.  Hội nghị cũng đã đưa ra Tuyên bố TP HCM, cơ sở để các nước thành viên MRC chỉ đạo toàn bộ hoạt động của mình liên quan đến việc khai thác bền vững nước sông Mê Kông.

Sông Mê Kông đã suy thoái nặng

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng lưu vực sông Mê Kông đã trở thành 1 trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mê Kông tại trạm Chiềng Sen - cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông - đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua. Đoạn chảy qua thủ đô Vientiane (Lào) 10 năm qua thấp đến mức vào mùa khô, người ta có thể lội qua sông. Ở Thái Lan, sông Chao Phraya đã gây ra thảm họa lũ lớn trong năm 2011. Nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, vùng ĐBSCL của Việt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu, Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các nước trong khu vực cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lưu vực dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước cùng với việc thực hiện các kế hoạch hành động của quốc gia và vùng. Trong đó, ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững sông Mê Kông, bao gồm cả nghiên cứu các tác động từ những  dự án thủy điện trên dòng chính. Trên hết, cần tiếp tục thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Mê Kông 1995, trong đó có thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) nhằm hỗ trợ việc ra quyết định phù hợp đối với các dự án phát triển tài nguyên nước trong lưu vực.

Đồng tình, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen cho rằng dòng Mê Kông có thể gặp phải sự thay đổi không thể đảo ngược nếu các dự án phát triển  không được đưa ra bàn thảo về hợp tác, kế hoạch quản lý cũng như quyết định chung theo tinh thần của một dòng sông Mê Kông.

Các nước thành viên MRC nhất trí thông qua Tuyên bố TP HCM
Các nước thành viên MRC nhất trí thông qua Tuyên bố TP HCM

Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong khẳng định Lào đã thực hiện các cam kết quốc tế một cách có trách nhiệm nhất, bao gồm thực hiện tuyên bố Hủa Hin và kế hoạch chiến lược của MRC giai đoạn 2011-2015. “Tôi thấy quá trình phát triển đã gây những tác động tiêu cực lên môi trường. Để giải quyết và thích ứng với điều này không có nghĩa là chúng ta giảm hay tăng các hoạt động phát triển mà phải nhìn nhận xem đâu là đường hướng phát triển thích hợp để thu được nhiều nhất lợi ích từ thiên nhiên” - ông Thongsing Thammavong bày tỏ.

Trung Quốc xúc tiến thủy điện

Ông Chen Lei, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, khẳng định quá trình phát triển nguồn nước, Trung Quốc đều tính tới quyền lợi cả Trung Quốc và các nước láng giềng. Theo ông Lei, các dự án thủy điện trên thượng nguồn Mê Kông không tiêu thụ nước mà giúp cân bằng nguồn nước giữa mùa mưa và mùa hạ để giúp các nước trong vùng tưới tiêu. Vì vậy, Trung Quốc kêu gọi các nước lưu vực sông Mê Kông tăng cường hợp tác việc phát triển các dự án thủy điện, các nguồn nước để phát triển bền vững. “Trung Quốc cũng hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia vào việc phát triển thủy điện trong vùng vì mục tiêu trong sáng là bảo đảm các nước đều được hưởng lợi. Dù chúng ta có nhiều ý kiến bất đồng nhưng nếu hành động với tinh thần hiểu biết, tin tưởng và hợp tác thì không có gì là không giải quyết được” - ông Lei gợi ý.

Không thể hy sinh môi trường

Trái lại, tại phiên họp trù bị ngày 4-4, các đối tác phát triển của MRC tỏ ra lo lắng về những tác động tiêu cực của dự án thủy điện Xayaburi và Don Sahong cũng như các thủy điện khác trên dòng chính, nhất là hiện các dự án đập này đang thiếu đánh giá tác động môi trường chiến lược xuyên biên giới.

Ngay sau hội nghị, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức họp báo. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết sau thủy điện Xayaburi, Lào thông báo sẽ xây dựng đập thủy điện Don Sahong vào tháng 12-2014. Việt Nam và Campuchia đề nghị Lào thực hiện theo Hiệp định 1995 là phải tiến hành quá trình tham vấn PNPCA trước vì đây là dự án nằm trên dòng chính Mê Kông. Riêng Việt Nam đã đề nghị Lào hoãn xây dựng đập ít nhất là đến sau tháng 12-2015, thời điểm dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành đánh giá tác động thủy điện trên dòng chính đối với hạ nguồn Mê Kông cùng những khuyến cáo. Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 4-4, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong hứa sẽ cân nhắc.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết thêm các nước đều đồng tình với việc không thể hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Vì thế, Tuyên bố TP HCM lần này cho thấy sự đồng tình giữa các nước trong việc chia sẻ thông tin và thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện đầy đủ các thủ tục mà các nước thành viên đã thông qua.

Thông qua tuyên bố TP HCM

Tuyên bố TP HCM được thông qua với 6 lĩnh vực hoạt động ưu tiên và 6 định hướng cho hoạt động hợp tác của MRC trong giai đoạn tới. Trong đó tập trung vào việc tăng cường thực hiện các thủ tục của MRC; rà soát, cập nhật các kế hoạch chiến lược; đẩy mạnh các dự án nghiên cứu đánh giá tác động, các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ các rủi ro đối với hệ sinh thái sông Mê Kông. Các nước thành viên cũng nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác, các sáng kiến khu vực và quốc tế có liên quan; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của các đối tác trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động giai đoạn 2016-2020 của MRC.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo