xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kê khai tài sản mà chi!

Phạm Hồ

Hơn 5,5 triệu lượt kê khai qua 7 năm, xác minh được hơn 2.600 trường hợp nhưng chỉ phát hiện và xử lý kỷ luật 18 cán bộ kê khai tài sản không trung thực. Một kế hoạch to tát được thực hiện nhằm làm cơ sở phòng chống tham nhũng, đến nay kết quả quá “nhỏ bé”.

Danh tính và hình thức kỷ luật những cán bộ trên đến nay người dân cũng chưa được biết. Mà hành vi bị kỷ luật cũng chỉ là kê khai không trung thực chứ chẳng liên quan mấy đến tham nhũng. Kết quả như thế thì duy trì việc kê khai tài sản có ích gì?

Ngay ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - cũng phải thừa nhận “kê khai tài sản đang là hình thức”. Chúng ta đang quá nặng về hô hào nhưng thực hiện không thực chất, hời hợt. Tham nhũng là quốc nạn, hời hợt với quốc nạn thì hậu quả khó lường. Biết hậu quả khó lường nhưng bao năm qua vẫn không có cách xử lý hiệu quả thì mối nguy sẽ ngày càng lớn. Mà càng nguy hiểm càng tinh vi thì càng khó chống.

Tài sản của cán bộ, quan chức sờ sờ trước mắt chứ có phải cây kim, sợi chỉ đâu mà khó tìm. Ngay cả thảo dân mà vẫn có thể vanh vách chỉ ra tài sản của từng cán bộ nơi địa phương họ sống đó thôi. Vậy mà sao những nhà chức trách có đầy đủ thẩm quyền, công cụ pháp lý, nghiệp vụ chuyên ngành... lại không thấy, không biết!?

Nếu cơ quan xác minh, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập làm không khéo thì việc kê khai dễ bị biến thành đợt “tập dượt kinh nghiệm” cho các quan tham hợp thức hóa tài sản (không chắc trong sạch) của mình. Một vấn đề đặt ra nữa là ai và làm sao nắm được tài sản, thu nhập của vợ/chồng, con cái họ? Bao nhiêu cán bộ cứ khai khối tài sản khổng lồ hiện hữu là của con, của anh nuôi, mẹ nuôi, cha dượng, chị dâu... cho dù những người đó chỉ là cán bộ quèn hoặc là thường dân, vậy nhưng không được cơ quan chức năng làm rõ.

Cán bộ than lương thấp nhưng trong xã hội khá phổ biến chuyện chạy để được làm cán bộ. Vì sao thì có lẽ ai cũng hiểu...

Nước ta từ thời vua Lê Thánh Tông đã có Bộ Luật Hồng Đức chống tham nhũng rất hiệu quả. Điều 138 của bộ luật này ghi rõ: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền bị cách chức, từ 10 đến 19 quan thì bị đánh trượng rồi đi đày, từ 20 quan trở lên bị xử chém”...

Chế tài rõ ràng và quan trọng là luật được thực thi nghiêm kiểu như vậy thì xã tắc mới kỷ cương, quan quyền mới liêm chính. Chứ còn chống tham nhũng mà cái việc nền móng là kê khai tài sản, thu nhập cũng làm theo hình thức - như Thanh tra Chính phủ đã thừa nhận - trong khi rất tốn kém tiền của và thời gian thì thà đừng làm còn hơn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo