xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kênh rạch: Ổ vi trùng

Bài và ảnh: MINH KHANH

Chỉ số ô nhiễm tại các tuyến kênh chính của TPHCM vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, đồng nghĩa với việc nhiều ổ dịch bệnh phát sinh

Ngày 8-11, Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM đã phối hợp với Ủy ban MTTQ TP tổ chức hội thảo “Sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vấn đề ô nhiễm môi trường kênh rạch”.

Tuyên truyền nhiều

Báo cáo tại hội thảo, khá nhiều đoàn thể địa phương cho biết đã làm tốt công tác tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường đến cộng đồng với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả. Hội LHPN phường 5, quận 6 cho biết đã thực hiện cuộc vận động “Khu phố thân thiện môi trường, khu phố không rác”, phát 300 tờ bướm tuyên truyền với nội dung liên quan đến môi trường, vận động 100% hộ gia đình đăng ký thực hiện “Quy ước thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan nơi sinh sống”.
 
Hội LHPN phường 5, quận 6 cho rằng với cách làm sáng tạo, hiệu quả đã vận động được hàng trăm lượt phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường. Tương tự, Đoàn Thanh niên phường Tân Tạo, quận Bình Tân cũng cho biết trong thực hiện phong trào “Nếp sống văn minh đô thị”, 100% khu phố đều đạt kết quả tốt, 100% hộ đoàn viên đổ rác đúng quy định, buôn bán không lấn chiếm lòng lề đường, xóa điểm đen về rác của khu phố, xây dựng tuyến đường, tuyến hẻm của khu phố xanh - sạch - đẹp.

Hiệu quả không bao nhiêu

Thế nhưng, kết quả quan trắc môi trường 9 tháng đầu năm của Chi cục Bảo vệ môi trường dường như đã chứng minh ngược lại. Cả 5 tuyến kênh chính của TP: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - Bến Nghé và kênh Đôi - kênh Tẽ đều có các chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần.
img
Rạch Hàng Bàng trở thành ao nước tù vì rác đã “chặn” mất đường ra hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Trầm trọng nhất là chỉ tiêu coliform tại các tuyến kênh đều vượt hàng trăm lần, cao nhất là kênh Tân Hóa - Lò Gốm vượt chuẩn từ 340 - 510 lần. So với cùng kỳ năm 2011, mức độ ô nhiễm kênh rạch đã gia tăng 2-3 lần. Nguyên nhân chính là tình trạng xả rác bừa bãi của người dân, thậm chí một số tuyến kênh thoát nước: rạch Hàng Bàng (quận 5), kênh Đen (Bình Tân)…  bị tắc dòng chảy vì rác. Một số kênh rạch khác bị “bức tử” hoặc xóa sổ để xây dựng trái phép đang tạo nên những ao tù, nước đọng.
 
Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP, đến tháng 7-2012 có 41 vị trí kênh bị lấn hoặc lấp để xây dựng nhà cửa. Một trường hợp làm “nóng” dư luận hiện nay là hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ông Hà Văn Dũng, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, cho hay rất xấu hổ khi báo cáo với các tỉnh bạn về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vì TP vừa mới chi cả ngàn tỉ đồng để cải tạo môi trường hệ thống kênh này, vậy mà hiện nay 9-10 tấn rác bị xả xuống mỗi ngày, cơ quan chức năng và địa phương vẫn chưa kiểm soát được. Nồng độ COD kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vượt chuẩn cho phép từ 1,3 - 2,5 lần, BOD5 vượt từ 1,04 - 2,08 lần, coliform vượt từ 130 - 210 lần.
 
Theo người dân, công tác tuyên truyền, vận động thời gian qua chưa đem lại hiệu quả vì chưa thiết thực. Đại diện người dân khu phố 4, phường 5, quận 6 cho rằng việc tuyên truyền, vận động thời gian qua mới chỉ đến cấp phường, cấp khu phố, dân có người được nghe, có người không được nghe. Một người dân phường 14, quận 5 cho rằng cần có những hành động cụ thể hơn.
 
“Ban đầu, quyết định quét rác tuyến đường mình ở, tôi phải che kín mặt để không ai nhìn thấy. Nhưng khi các bạn thanh niên thấy tôi cắm cúi quét, họ cũng vào giúp một tay và chỉ một thời gian ngắn, đống rác to hay xuất hiện trên con đường đã không xuất hiện nữa!” - người này chia sẻ.  Một biện pháp khác được hầu hết người dân đề xuất là xử phạt những người cố tình vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng muốn người dân tham gia tích cực thì Nhà nước phải làm gương, cụ thể là xử lý thật triệt để các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường liên tục vi phạm nhiều năm.

Nguồn phát tán bệnh

Bác sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, nguyên trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng - Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, nói khi nguồn nước bị ô nhiễm, đối tượng dễ bị tổn thương do ô nhiễm môi trường chính là phụ nữ, trẻ em. Nguồn nước ô nhiễm sẽ phát tán các dịch bệnh về đường ruột (tả, thương hàn, xoắn khuẩn…), lao, các bệnh về da và phụ khoa. Theo bác sĩ Ngân, hệ thống kênh rạch bị ách tắc, triều cường đưa nước cống vào nhà dân không chỉ hôi mà đây còn là ổ vi trùng gây bệnh: 1ml nước cống chứa từ 2 triệu - 10 triệu vi trùng. Năm 2010, một ổ dịch tả ở xóm ghe trên dòng kênh Tẽ ở phường Tân Thuận Tây, quận 7 đã làm 20 người mắc bệnh. Tại quận 6, một ổ bệnh khác cũng được Trung tâm Y tế dự phòng phát hiện do nước cống ô nhiễm tràn lẫn chung với hệ thống nước sạch cấp cho người dân. “Mỗi ca nhiễm tả như thế tốn mấy chục triệu đồng!” - bà Ngân cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo