xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai hội Tịch điền

Bài và ảnh: Nguyễn Long

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Lễ Tịch điền nhắc nhở mọi người luôn nhớ công ơn những người đi trước, nhớ những vị vua anh minh đã chăm lo cho dân, chăm lo sản xuất nông nghiệp

Sáng 20-2 (mùng 7 Tết), tại cánh đồng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dâng hương làm lễ khai hội Tịch điền.


Nông nghiệp là trận địa quan trọng


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trồng cây và mặc áo nâu xuống đồng cày 3 sá (đường cày). Tiếp đó, lãnh đạo một số bộ, ngành cùng lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá và nông dân trong vùng cày 7 sá.

Phát biểu tại lễ hội, Chủ nước nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: Con người có thể thiếu các vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng không thể thiếu lương thực. Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới vừa qua tác động đến mọi quốc gia, mọi gia đình, nhưng VN nhờ nền nông nghiệp vững chắc và phát triển nên cuộc sống của nhân dân vẫn ổn định. Điều đó cho thấy nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng.


Nét độc đáo của lễ hội Tịch điền năm nay là màn sơn, vẽ hình lên 30 chú trâu. Nhiều con trâu được “khoác”  lên mình bộ áo mới rất bắt mắt. Hoa văn chủ yếu là hình thù các con vật uy nghiêm như hổ, rồng, phượng và các hình thù đa sắc màu.

Chủ tịch nước khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa không thể xem nhẹ mặt trận nông nghiệp, nông thôn. Trung ương cũng đã có nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và việc tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội Tịch điền giúp người dân vui Xuân; hưởng ứng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, quan trọng nhất là để nhắc nhở mọi người luôn nhớ công ơn của người đi trước, nhớ những vị vua anh minh đã chăm lo cho dân, chăm lo sản xuất nông nghiệp và đây là việc làm rất có ý nghĩa.

Chủ tịch nước khẳng định đất nước phải luôn giữ vững và phát triển trận địa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.


Sẽ nâng thành lễ hội quốc gia


Theo sử sách ghi lại, nghi lễ cày ruộng tại lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ huyền tích vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) cày ruộng đầu Xuân tại Đọi Sơn vào năm 987. Tuy nhiên, trên thực tế, lễ hội Tịch điền đã bị xóa bỏ vào thời vua Khải Định (cách đây gần 100 năm).

Sự đứt quãng này đã tạo ra một “khoảng trắng” về tư liệu. Do vậy, trước khi tổ chức chính thức, lễ hội Tịch điền đã được phục dựng thử nghiệm vào Tết Kỷ Sửu 2009. Theo ban tổ chức, khó nhất là phục dựng trang phục, đặc biệt là long bào của vua khi đi cày.


img
Một vị bô lão đeo mặt nạ, mặc long bào, đóng vai vua đang cày ruộng


Nguyên nhân do các tư liệu lịch sử không hề nhắc tới trang phục của Vua Lê Đại Hành khi đi cày, ngoại trừ vài dòng về tích hội Tịch điền trong Đại Việt sử ký toàn thư. Tuy nhiên, về cơ bản, lễ hội Tịch điền 2010 cũng là những màn nghi thức thường thấy trong lễ hội miền Bắc như rước kiệu, rước nước lên chùa, lễ Sái Tịnh, dâng hương, tổ chức các trò chơi dân gian...


Trong 3 ngày của lễ hội (từ mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng), mùng 7 là lễ Tịch điền - trọng tâm của lễ hội. Sau lễ dâng hương là nghi thức cày tịch điền, do một vị bô lão đeo mặt nạ, mặc áo bào, đóng vai vua đang cày ruộng, đi sau luống cày là các cô gái gieo hạt vào luống nhằm khai mở một năm lao động, cày cấy với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.


Theo kế hoạch của tỉnh Hà Nam, từ năm 2011, lễ hội Tịch điền sẽ được tổ chức 5 năm/lần và tiến tới từng bước nâng lên thành lễ hội quốc gia.

Khai hội đền Mẫu Âu Cơ

Khai mạc Lễ hội Xuân Thăng Long - Hà Nội ngàn năm

Hội đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã chính thức khai hội vào ngày 20-2, mở đầu cho chương trình “Du lịch về với cội nguồn” năm 2010 và hướng tới ngày kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bà Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đã đến thắp hương tưởng nhớ các vua Hùng, mẹ Âu Cơ và chúc Tết cán bộ, nhân dân tỉnh Phú Thọ.


Trong không khí trang nghiêm, văn tế Vương Mẫu tại buổi lễ đã bày tỏ lòng tri ân công lao to lớn của mẹ Âu Cơ có công sinh thành 100 người con, cội nguồn của dân tộc Việt Nam; cầu cho mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an... TTXVN cho biết trong những ngày lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc.


.
Sáng cùng ngày, TP Hà Nội đã khai mạc Lễ hội Xuân Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, mở đầu cho mùa lễ hội năm 2010, hướng tới đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Với chủ đề “Khí phách Thăng Long - Hồn thiêng sông núi”, Lễ hội Xuân Thăng Long-Hà Nội ngàn năm bao gồm nhiều lễ hội dân gian truyền thống diễn ra tại các quận, huyện của Hà Nội trong quý I/2010...

Đ.An

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo