xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai, phát ấn đền Trần: Êm nhưng chưa đẹp!

Bài và ảnh: THANH TUẤN

Lễ khai ấn đền Trần được hàng vạn du khách mong chờ đã diễn ra êm thấm hơn những năm trước nhưng hành vi phản cảm vẫn còn nhiều

Đúng giờ Tý ngày 14 rạng sáng 15 tháng giêng năm Đinh Dậu (khuya 10-2, rạng sáng 11-2), lễ khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) đã được khai mạc. Năm nay, lễ khai ấn diễn ra trong tiết trời khá lạnh nhưng vẫn không ngăn được hàng vạn du khách khắp cả nước đổ về để cầu bình an, phú quý.

Ùn ùn kéo vào cấm cung

Cũng giống như năm trước, ngay sau khi lễ khai ấn kết thúc, hàng ngàn người từ phía ngoài đã ùn ùn đổ vào phía trong đền Thiên Trường. Nhiều người vào trước đã nhanh chân lao thẳng tới những khu vực điện thờ để tìm kiếm đồ lễ nhằm “cướp lộc”. Tuy nhiên, do đã chuẩn bị từ trước nên sau khi lễ xong, đồ lễ đã được ban tổ chức cất đi nên cảnh hỗn loạn tranh cướp đã không còn.

Chen nhau xoa tiền lên bàn thờ, tượng hạc trong lễ khai ấn đền Trần
Chen nhau xoa tiền lên bàn thờ, tượng hạc trong lễ khai ấn đền Trần

Không còn gì để “xin”, nhiều du khách vẫn xông vào các bàn thờ xoa tiền lên bát hương, tượng hạc và những đồ lễ khiến hương rơi vãi, nhiều đồ đạc bị dịch chuyển, xô đổ rất phản cảm. Lực lượng bảo vệ được bố trí khá đông nên đã nhanh chóng cản được dòng người cố xông vào đền.

Đến lúc rước kiệu từ đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) sang đền Thiên Trường (thờ hoàng đế nhà Trần) làm lễ, dọc hai bên đường người dân đồng loạt ném tiền lẻ vào kiệu ấn. Thậm chí, nhiều người còn leo lên cả hàng rào sắt định xông tới kiệu để thả tiền nhưng lực lượng công an đã ngăn lại.

Anh Trần Bá Nghị (một du khách quê Thanh Hóa), cho biết 3 năm qua, anh luôn về đền Trần dự lễ khai ấn và xin lộc ấn để mong một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn. “Quan điểm của tôi là đi đền chùa phải thành tâm, đến để thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản chứ không phải chỉ mong lấy được, cướp được một cái gì đó mang về. Làm như thế đến thần linh cũng nổi giận chứ phù hộ cái gì” - anh Nghị chia sẻ.

Phát ấn cả tháng

Ban tổ chức lễ hội đền Trần khẳng định ấn chỉ được phát vào lúc 5 giờ ngày 11-2. Tuy nhiên, theo nghi nhận của phóng viên, trước giờ khai ấn, nhiều người đã có thể mua được ấn mà theo quảng cáo của người bán là “thật 100%”.

Để kiểm chứng điều này, khoảng 21 giờ ngày 10-2, chúng tôi đến phía ngoài cổng đền Thiên Trường tìm mua ấn và chỉ mất 70.000-100.000 đồng là có một cánh ấn với đầy đủ dấu đỏ tươi và một bùa hộ mệnh ghi rõ “Giờ Tý ngày rằm tháng giêng năm Đinh Dậu”.

Đến sau giờ khai ấn, đã có rất nhiều người công khai ôm cánh ấn để ra về. Anh N.H.T, một du khách đến từ Ninh Bình, tiết lộ anh có một “ông anh” làm ở tỉnh Nam Định. Cứ sau 12 giờ, “ông anh” trên lại vào trong đền lấy ấn ra tặng anh và những người bạn đi cùng. “Họ cứ nói phát lúc 5 giờ nhưng mình có “mối quan hệ” thì vẫn có thể lấy được ngay trong đêm khai ấn. Tôi nghe nói ấn thiêng phải lấy ngay sau giờ khai ấn nên năm nào cũng nhờ ông anh xin hộ” - anh T. khoe.

Theo một cụ cao niên làng Tức Mặc, ấn có giá trị và ý nghĩa phải được phát ra sau lễ khai ấn. Những cánh ấn mà nhiều người có được trước giờ làm lễ, dù đó là thật thì cũng không có giá trị về mặt tâm linh.

Ghi nhận tại 3 điểm phát ấn là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày và đền Trung Hoa, khoảng 4 giờ ngày 11-2, du khách đã nối đuôi nhau chật kín các lối vào xin ấn. Cảnh hỗn loạn, bát nháo lúc nhập nhoạng tối là có nhưng đã bị lực lượng công an can thiệp nên không xảy ra “vỡ trận”. Đến trưa 11-2, dòng người từ các nơi đổ về đền Trần xin ấn vẫn còn nhiều. Theo ban tổ chức, lễ phát ấn kéo dài đến hết tháng giêng và sẽ phát đủ ấn cho tất cả khách thập phương.

Ông Trân Huy Chiến, thủ từ đền Thiên Trường, cho biết lễ khai ấn là nghi thức quan trọng, có ý nghĩa khẳng định công lao to lớn của vương triều Trần đối với dân tộc. Lễ khai ấn, phát ấn nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. “Tương truyền, việc phát ấn là để khích lệ người dân hăng say lao động sản xuất, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi chứ không phải cầu gì được đó. Nếu lười lao động, có xin được ấn thì cũng thế mà thôi” - ông Chiến nói.

Chen nhau xem rước kiệu Bà

Bất chấp nắng nóng, từ 15 giờ ngày 11-2, khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ùn ứ vì hàng chục ngàn người đổ ra đường xem lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu. Kiệu Bà khởi hành từ chùa Bà di chuyển vòng quanh khu vực chợ Thủ Dầu Một. Trên các đoạn đường kiệu đi qua, người dân sinh sống 2 bên đường bày sẵn hương hoa để nghinh đón lộc Bà vào nhà và cầu cho gia đình may mắn. Theo ban tổ chức lễ hội chùa Bà, lễ rước kiệu Bà tuần du có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Cơ quan công an cho biết năm nay, các băng nhóm móc túi gần như không xuất hiện tại khu vực chùa Bà.

N.Phú

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo