xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai tử rừng thông đặc dụng Nam Hải Vân

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Từ khi hầm đường bộ đèo Hải Vân đi vào hoạt động, lượng xe qua đèo ngày một thưa dần cũng là lúc lâm tặc ào ạt tàn phá những khu rừng thông đặc dụng Giờ đây, những cách rừng thông đặc dụng Nam Hải Vân đã trống rỗng. Những tảng đá lớn bắt đầu lộ diện và đang là mối đe dọa rình rập mỗi chuyến tàu qua đèo Hải Vân.

Một ngày đầu tháng 4-2008, chúng tôi vượt đèo phía Nam Hải Vân chừng 500 m đã bắt gặp vài đống gỗ thông bị chặt hạ, chất thành đống để sẵn bên đường chuẩn bị chuyển xuống TP Đà Nẵng tiêu thụ. Vượt thêm chừng 1 km, chúng tôi gặp một thanh niên thản nhiên vác một đoạn gỗ thông. Những khu rừng thông đặc dụng hai bên đường đèo Hải Vân đã thưa thớt. Tại tiểu khu 11 nằm ven đường công vụ vào hầm đường bộ Hải Vân, vài cây thông còn xanh lá cũng vừa bị chặt hạ nằm chỏng chơ. Không chỉ trên đường đèo, dọc đường tàu lửa, chúng tôi cũng bắt gặp hàng chục đống gỗ thông bị chặt hạ, chất thành đống chuẩn bị chuyển đi tiêu thụ. Ngay trên đường đèo Hải Vân luôn được cắm biển báo nghiêm cấm chặt phá cây rừng nhưng lâm tặc vẫn hoành hành.

Khu rừng đặc dụng Nam Hải Vân rộng 372,9 ha thì có đến 60% ha trồng thông Caribe. Nhiều khu vực như Hố Sâu, Hố Trường, tiểu khu 4A, tiểu khu 11... có hàng ngàn cây tuổi thọ hàng chục năm tuổi, cao vút, thẳng tắp. Không chỉ chống xói mòn, sạt lở rừng mà những cánh rừng thông tuyệt đẹp này còn là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương mỗi khi tham quan Hải Vân. Nhiều người dân sống gần khu vực này phát hiện lâm tặc phá rừng và báo cho các ngành chức năng. Song khi các ngành chức năng đến nơi thì bao giờ lâm tặc cũng có người túc trực sẵn sàng bên đường để báo tin nên rất khó bắt quả tang. “Chúng tôi ngày nào cũng chứng kiến cảnh lâm tặc ngang nhiên phá rừng nhưng ít người dám tiết lộ thông tin với lực lượng chức năng vì sợ bọn chúng tìm cách trả thù”, ông H. - một người dân địa phương - bộc bạch. Ông H. cũng cho biết, trước đây khi lâm tặc phát hiện ông Kh. báo tin cho kiểm lâm, bọn chúng đã kéo đến đập phá nhà ông và cả khu mộ của dòng họ ông.

Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hải Vân, tại đây thường có một nhóm khai thác gỗ. Trong số đó, 2 người được phân nhiệm vụ canh gác kiểm lâm, số còn lại chặt cây và vận chuyển gỗ. Để đối phó, bọn chúng sử dụng điện thoại di động liên lạc với nhau nên lực lượng chức năng rất khó vây bắt tại chỗ. Mặt khác, việc vận chuyển gỗ chủ yếu vào ban đêm, trong khi đó lực lượng kiểm lâm lại mỏng nên khi bị phát giác, chúng sẵn sàng xô gỗ xuống chắn ngang đường bỏ chạy.

Theo quan sát của chúng tôi, ngay phía dưới chân đèo Hải Vân có rất nhiều xưởng cưa gỗ đang hoạt động. Hầu hết các chủ xưởng đều đăng ký sản xuất đồ mộc dân dụng nhưng thực tế sử dụng cưa máy để xẻ gỗ thông mua từ người dân phá rừng đem về mà vẫn không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt. Một lãnh đạo Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân nhận định, tình trạng chặt phá rừng trong thời gian qua là rất nghiêm trọng nhưng ban không có thẩm quyền xử lý. Nhiệm vụ này là của chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu, song các nơi này lại phát hiện, xử lý không hiệu quả, để rừng thông đặc dụng Nam Hải Vân bị tàn phá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo