xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẳng định vai trò Công đoàn trong Hiến pháp

Bài và ảnh: BẢO TRÂN

Điều 10 trong Hiến pháp quy định về tổ chức Công đoàn Việt Nam là phù hợp với xu thế tiến bộ trên thế giới và xu thế hội nhập

Tại phiên thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo) ngày 3-6, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị giữ nguyên Điều 10 quy định về vai trò của Công đoàn (CĐ) như Hiến pháp năm 1992.
 
img

Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng khẳng định từ Hiến pháp 1959 đã có quy định về Công đoàn Việt Nam

Công đoàn ngày càng lớn mạnh

Tham gia góp ý dự thảo, Trưởng Đoàn ĐB Đồng Nai, ông Trần Văn Tư, bày tỏ sự đồng tình giữ nguyên Điều 10 quy định về tổ chức CĐ vì đây là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân. Ông Tư phân tích: Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của CĐ ngày càng lớn mạnh. Nếu nói trong thành viên MTTQ thì các tổ chức thành viên đều có chức trách, nhiệm vụ cùng mục đích chung nhưng mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau. Vai trò của CĐ không thể thiếu trong Hiến pháp và hiến định vì tổ chức này bảo đảm sự cân bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Do đó, nếu không có tổ chức CĐ và CĐ không được đặt đúng vị trí là điều bất lợi.

ĐB Y Khút Niê (Đắk Lắk) đề nghị giữ nguyên Điều 10 như dự thảo đã công bố lấy ý kiến nhân dân, đồng thời bổ sung cụm từ "rộng lớn" sau cụm từ "chính trị xã hội". Ông Y Khút Niê lý giải cụm từ "rộng lớn" sẽ phản ánh đầy đủ, rõ nét hơn bản chất của giai cấp công nhân, của tổ chức CĐ là lực lượng hùng hậu, nhiều thành phần, đối tượng tham gia, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, lao động chân tay hay lao động trí óc

Phù hợp xu thế hội nhập

Khẳng định vai trò và vị trí của tổ chức CĐ, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho biết về Điều 10, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là bỏ Điều 10, chuyển 4 từ “Công đoàn Việt Nam” vào Khoản 2, Điều 9; còn bỏ toàn bộ nội dung của Điều 10. Phương án 2 là giữ lại Điều 10 theo như dự thảo trình lấy ý kiến nhân dân.        

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đề nghị không bỏ Điều 10 bởi từ Hiến pháp 1959, khi chưa có bất cứ một tổ chức chính trị xã hội nào được quy định trong Hiến pháp thì đã có quy định về CĐ Việt Nam. Đến Hiến pháp 1980 đã dành riêng Điều 10 quy định về CĐ Việt Nam.

Mặt khác, theo ông Tùng, Điều 10 trong Hiến pháp phù hợp với xu thế tiến bộ trên thế giới và xu thế hội nhập. Hiện tại không chỉ Việt Nam mà một số nước như Nga, Brazil, Ukraine, Thụy Điển... cũng quy định điều này trong Hiến pháp. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Việc Hiến pháp có quy định về CĐ để góp phần củng cố bản chất giai cấp công nhân của Đảng căn cứ vào cương lĩnh và nghị quyết của Đảng. “Đặc biệt, thông báo 86 của Bộ Chính trị về tổng kết thi hành Hiến pháp là giữ Điều 9, Điều 10 và bổ sung chức năng, vai trò phản biện của các tổ chức chính trị xã hội” - ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Tùng cho rằng trong hiện tại và tương lai, các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài nhà nước và các thành phần kinh tế FDI.. Vì vậy, việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân và người lao động càng được đặt ra và vai trò CĐ càng trở nên cực kỳ quan trọng.

ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) thống nhất với ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng. “Chúng ta đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng mà Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, tổ chức đại diện của công nhân là CĐ thì không có lý do gì lại bỏ Điều 10. Điều này không cần thiết và không có lợi trong tình hình hiện nay” - ĐB Lai nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo