xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó giữ 3,8 triệu ha đất lúa

Thế Dũng

Nếu lấy đất lúa sử dụng vào mục đích khác thì sẽ làm vỡ đất này và tất cả các loại đất khác

Đây là nhận định của hầu hết thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tại cuộc họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đối với kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 vào chiều 29-9.

Trình bày tờ trình về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết chỉ tiêu QH giao cho Chính phủ đến năm 2010 có 72.000 ha đất dành cho KCN thì đến hạn, các địa phương đã “tích cực” giao đất cho các KCN đạt 100%.
Đến thời điểm này, cả nước có 267 KCN, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH - cơ quan thẩm tra quy hoạch của Chính phủ - chỉ có 177 KCN đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy bình quân gần 46%. Ngoài ra, đất cụm công nghiệp là 28.000 ha với khoảng 650 cụm ở các địa phương đã có quyết định thành lập.

Cả nước hiện còn có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích là 662.249 ha, 28 khu kinh tế cửa khẩu với diện tích 500.000 ha nhưng tỉ lệ sử dụng đất chỉ đạt khoảng 15%. Đặc biệt, việc sử dụng đất xây dựng sân bay, cảng biển, sân golf thời gian qua cũng lãng phí. Đến nay, cả nước có 160 cảng biển (54 cảng lớn) và 23 cảng hàng không dân dụng; 59 dự án sân golf đã được giao đất, cho thuê đất với diện tích 15.600 ha (trong đó 40% diện tích đất).

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: Khi công nghiệp phát triển, cụ thể là các KCN mọc lên thì kéo theo dịch vụ, lôi kéo thêm dân cư tập trung về và tất yếu làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất. Cả nước hiện có 3,8 triệu ha đất lúa (nếu trừ bờ thửa thì chỉ còn 3,6 triệu ha). “Tôi rất lo con số 3,8 triệu ha này không giữ được, trong khi biến đổi khí hậu đe dọa sẽ lấy 70% - 80% diện tích đất đồng bằng do nước biển dâng. Để bảo đảm an toàn lương thực, phải quy hoạch sao cho không còn đụng đến đất lúa, như vậy thì dân mới yên tâm được. Nếu lấy vào đất lúa, hậu quả không chỉ vỡ đất này mà vỡ tất cả các loại đất khác” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng công nghiệp vẫn bám ven đô thị đồng bằng, không bật ra được khỏi khu vực đất lúa để lên khu vực trung du, đất rừng trồng thì chưa thực sự hiệu quả. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển đề nghị bây giờ không phải là giai đoạn kêu gọi đầu tư bằng mọi giá mà phải có lựa chọn, phải “Tây tiến” làm KCN chứ không phải ở ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng.

Cần xử lý môi trường làng nghề

Theo thống kê, cả nước có 3.597 làng nghề. Trong đó, 46% làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm nặng, tỉ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng cao. Ở một số làng nghề ô nhiễm nặng, tuổi thọ trung bình của người dân giảm hơn 10 năm so với cả nước, thấp hơn 5-10 năm so với làng không làm nghề. Tại các làng sản xuất kim loại, tỉ lệ người mắc bệnh thần kinh, hô hấp, điếc và ung thư chiếm 60% dân số…

Hầu hết các ủy viên Ủy ban Thường vụ QH cho rằng môi trường tại các làng nghề đang là vấn đề bức xúc, cần có những biện pháp khắc phục. Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng khẳng định cần có chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết vấn đề này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo