xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó hạn chế túi ni-lông

Minh Khanh - Nguyễn Phượng

Túi thân thiện môi trường có giá cao hơn so với túi ni-lông nên rất khó cạnh tranh

Theo chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, cả nước phấn đấu đến năm 2015, giảm 40% khối lượng túi ni-lông sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; đến năm 2020 giảm 65% (so sánh với năm 2010). Tuy nhiên, tại TP HCM, số lượng túi ni-lông được sử dụng có xu hướng tăng.

Thiếu sản phẩm thay thế

Thống kê từ Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi ni-lông/tháng. Tại TP HCM, bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường), cho biết khảo sát năm 2008 cho thấy mỗi ngày có khoảng 40 tấn túi ni-lông được phát miễn phí tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Đến năm 2012, con số này tăng lên từ 50-70 tấn/ngày (khoảng 9 triệu túi ni-lông, hầu hết là túi ni-lông khó phân hủy). Túi ni-lông đưa đến các bãi chôn lấp chỉ chiếm từ 1%-2,3% trong thành phần rác thải.

Túi ni-lông thông thường cần từ 500-1.000 năm mới phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.   Ảnh: NGUYỄN PHƯỢNG

Túi ni-lông thông thường cần từ 500-1.000 năm mới phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: NGUYỄN PHƯỢNG

Trước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND quận Bình Thạnh và quận 5 tổ chức thí điểm chương trình giảm sử dụng túi ni-lông. Theo bà Võ Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 5, người dân và tiểu thương ở các chợ đã dần nhận ra tác hại của túi ni-lông nhưng để giảm sử dụng túi ni-lông còn nhiều khó khăn. “Các mặt hàng khô có thể sử dụng túi tự hủy nhưng thực phẩm tươi sống thì vẫn chưa có bao bì nào thay thế được túi ni-lông” - bà Thủy nhận định. Một khó khăn khác được Ban Quản lý Thương xá Ngọc Khánh (quận 5) đưa ra là túi tự hủy dễ phân hủy nên cũng dễ rách, đôi khi phải dùng 2 túi, không kinh tế so với việc sử dụng túi ni-lông thông thường.

Bà Phạm Hoàng Thủy Nguyên, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Thạnh, cho rằng doanh nghiệp sản xuất túi tự hủy và tiểu thương chưa “gặp” được nhau. “Chúng tôi mong muốn có một gian hàng túi tự hủy ngay tại chợ Bà Chiểu để cung cấp cho bà con tiểu thương cũng như người dân nhưng tìm không ra nhà cung cấp” - bà Nguyên cho biết.

Bên cạnh đó, bà Võ Thị Thanh Thủy còn cho rằng việc giảm sử dụng túi ni-lông cần được thực hiện song song với chương trình phân loại rác tại nguồn và cần được thực hiện đồng bộ giữa các ngành thì mới có hiệu quả. Hiện nay, chỉ có Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện, còn các cơ quan nhà nước khác chưa có động thái gì!

Không cạnh tranh được

Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni-lông khó phân hủy đã được Thủ tướng phê duyệt, đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm 20% lượng túi ni-lông khó phân hủy tại các chợ dân sinh so với năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết sản phẩm túi tự phân hủy, thân thiện môi trường chưa vào được hệ thống các chợ dân sinh.

Đại diện Công ty CP Bao bì Vafaco cho biết sở dĩ sản phẩm không vào được các chợ là do không cạnh tranh được với túi ni-lông thông thường. Giá túi ni-lông thông thường chỉ khoảng 30.000 đồng/kg trong khi túi thân thiện từ 40.000-50.000 đồng/kg. Còn Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn thì hết chật vật trong việc chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường lại loay hoay tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm túi thân thiện môi trường. Vì thế, đại diện doanh nghiệp này kiến nghị phải áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với các đơn vị sản xuất bao bì khó phân hủy. Có như thế mới tạo được thị trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn việc sử dụng loại túi nào.

Doanh nghiệp gian dối có lợi!

Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 1-1-2012), túi ni-lông làm từ màng nhựa đơn PE thuộc đối tượng chịu thuế với mức 40.000 đồng/kg. Thế nhưng, theo nhận xét của bà Nguyên, đến nay, chưa thấy doanh nghiệp sản xuất bao bì khó phân hủy nào bị đánh thuế. Đại diện Cục Thuế TP HCM cho hay việc khai thuế là nhiệm vụ của doanh nghiệp, sản phẩm có chịu thuế hay không thì chính doanh nghiệp phải xác định. Do đó, các doanh nghiệp chân chính sẽ phải nộp thuế, các doanh nghiệp gian dối thì không. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc không nộp thuế để hạ giá thành sản phẩm khiến các sản phẩm bao bì thân thiện khó cạnh tranh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo