Ngày 19-6, Quốc hội (QH) đã thảo luận về dự thảo Luật Việc làm.
Làm rõ hiệu quả
Đại biểu Lê Trọng Sang cho rằng hiện số lượng nghề được ban hành tiêu chuẩn là rất thấp
Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Thu Anh, cần đánh giá kết quả toàn diện hoạt động của Quỹ BHTN trong 3 năm qua để có sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết. “Năm 2012, quỹ kết dư tới hơn 4.000 tỉ đồng, kết dư tích lũy đến hết 2012 gần 22.000 tỉ đồng nhưng trong 3 năm qua, chỉ có 1% người lao động thất nghiệp được đào tạo nghề nhờ quỹ thì cần phải đánh giá lại hiệu quả” - ĐB Anh đặt vấn đề.
Cùng quan điểm ủng hộ Quỹ BHTN nhưng ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) tỏ ra thận trọng: “Mở rộng đối tượng tham gia BHTN thì cần bổ sung chế độ hỗ trợ cho người lao động trong thời gian tham gia BHTN để duy trì việc làm cũng như điều kiện hỗ trợ, đào tạo, tư vấn. Đồng thời, cân bằng thu - chi Quỹ BHTN cũng cần được xem xét kỹ”.
ĐB Yến phân tích: Hiện nay, đối với gần 66% lao động không có quan hệ lao động thì các cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chưa có đủ nhân lực, công cụ để quản lý và kiểm soát về mặt thu nhập, việc làm mà mới chỉ kiểm soát được về cư trú. Vì thế, việc thiết kế chính sách BHTN với nhóm đối tượng này là bất khả thi.
Theo bà Yến, dự luật chỉ nên mở rộng đối tượng tham gia BHTN như đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Với người lao động không có quan hệ lao động tham gia BHTN tự nguyện, không nên quy định trong luật mà giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu thí điểm thực hiện, khi có đủ điều kiện mới luật định.
Cần chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Là người trong ngành, ĐB Lê Trọng Sang (TP HCM) đánh giá: Sau hơn 2 năm thực hiện Luật Dạy nghề, số lượng nghề được ban hành tiêu chuẩn là rất thấp so với yêu cầu thực tiễn, cho thấy tính phức tạp trong xây dựng tiêu chuẩn. Vì vậy, để bảo đảm tính pháp lý, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cao nhất và tăng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, QH cần giao cho Chính phủ công bố ban hành chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Bộ LĐ-TB-XH với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực nghề, chủ trì phối hợp cùng các bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thẩm định trình Chính phủ.
ĐB Sang cho rằng hiện trạng quản lý cơ sở dạy nghề trên phạm vi cả nước chưa mang tính thống nhất, nếu chia theo cấp quản lý, trong 1.328 cơ sở dạy nghề của cả nước có 157 cơ sở do Trung ương quản lý và 1.171 cơ sở do địa phương quản lý. Như vậy, ngoài các trường CĐ, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do ngành LĐ-TB-XH quản lý thì rất nhiều trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề do các bộ chuyên ngành quản lý, dẫn đến cơ cấu chương trình đào tạo, chính sách cho đội ngũ giáo viên có độ chênh.
Không đồng tình với thái độ kỳ thị người tốt nghiệp các hệ đào tạo tại chức, đào tạo từ xa trong quá trình tuyển dụng, ĐB Phạm Thị Trung (Kon Tum) đề xuất dự luật bổ sung nguyên tắc không phân biệt loại hình đào tạo. Bà Trung lý giải: Thay vì phân biệt ngay từ đầu theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, nhà tuyển dụng cần xây dựng cơ chế, giải pháp để lựa chọn được nhân lực đáp ứng nhu cầu của mình.
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp còn 22% Chiều cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua 4 dự án luật, gồm: Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Luật thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, áp dụng thuế suất phổ thông 22% từ ngày 1-1-2014 và 20% từ 1-1-2016. Đáng chú ý, theo Luật Thuế TNDN, từ 1-1-2014, mức thuế suất thuế TNDN với báo in là 10%. Giải trình về ý kiến đề nghị bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với báo nói, báo hình, báo điện tử..., Ủy ban Thường vụ QH cho biết trong những năm qua, hoạt động báo chí, tuyên truyền, trong đó có hoạt động của các loại hình báo nói, báo điện tử, báo hình đã có đóng góp rất lớn trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, chính trị và có đóng góp cho ngân sách. Tuy nhiên, so với các loại hình khác, hoạt động của báo in còn gặp nhiều khó khăn vì chi phí đầu vào ngày càng cao và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chính trị, phục vụ vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Do vậy, để chia sẻ khó khăn chung, trước mắt xin chỉ ưu đãi cho báo in. Luật Thuế GTGT cho phép giảm 50% thuế GTGT đầu ra từ ngày 1-7-2013 đến hết 30-6-2014 đối với các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và nhà ở là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. |
Bình luận (0)