xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Khoán” khám chữa bệnh: Chưa hợp lý

Bài và ảnh: KHÁNH ANH

Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất sẽ khiến nhiều bệnh viện thắt chặt hầu bao làm cho người bệnh chịu thiệt; bệnh viện này bội chi nhưng bệnh viện khác lại có số tiền kết dư khá lớn

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho biết phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT theo định suất được thí điểm triển khai từ năm 2010, đến thời điểm này đã có 789/1.951 cơ sở KCB (chiếm 40%) thuộc 59 tỉnh, TP đã áp dụng.

Tuyến dưới gồng mình

Theo ông Sơn, thanh toán theo định suất là phương thức khoán trọn gói BHYT cho cơ sở. Cơ sở KCB nào có kết dư thì được giữ lại 20% số tiền đó, nếu bội chi sẽ chỉ được bù 60%. “Do cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về quỹ KCB nên buộc họ phải cân nhắc khi điều trị để giảm chi phí, giảm chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhằm tránh lãng phí và lạm dụng xét nghiệm, kê đơn”- ông Sơn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo đại diện nhiều bệnh viện (BV), hình thức thanh toán này đang đẩy “quả bóng” vỡ quỹ về phía BV. Ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc BV Đa khoa huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), bày tỏ: “Tình trạng bội chi xảy ra liên tục, năm 2010 là 5,5 tỉ đồng, năm 2011 là 9,7 tỉ đồng. Nguyên nhân do mức khoán định suất thấp, BV phải tiết kiệm các chỉ định xét nghiệm, hạn chế thuốc cho bệnh nhân”. Bên cạnh đó, một khó khăn khác là trong khi tuyến dưới chắt bóp chi tiêu thì tuyến trên lại “thả tay” chỉ định, chụp, chiếu cũng như kê đơn thuốc.
Hậu quả, BV tuyến dưới phải gồng mình thanh toán những chi phí của tuyến trên kê cho bệnh nhân. “Trong quý I/2012, qua giám định 35 bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu tại BV Đông Sơn nhưng đi KCB ở tuyến khác, kết quả chỉ có 5 bệnh nhân do BV chuyển tuyến, 30 ca còn lại do bệnh nhân tự vượt tuyến”- ông Toàn nói.
img

Thanh toán theo định suất sẽ hạn chế được tình trạng lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc nhưng cũng khiến

người bệnh bị thiệt thòi vì bệnh viện thắt chặt hầu bao. Trong ảnh: Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội

Bà Tăng Thị Hoa, Trưởng Trạm Y tế xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cũng cho biết năm 2011, trạm y tế đã chi cho người bệnh BHYT lên đến 312,5 triệu đồng, vượt chi hơn 158 triệu đồng, trong đó 878 ca siêu âm (khoảng 17,5 triệu đồng) BHXH từ chối thanh toán vì dịch vụ kỹ thuật này chưa được duyệt với tuyến y tế xã.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hầu hết BV tuyến tỉnh khi thực hiện thanh toán theo định suất đều bị bội chi quỹ với tỉ lệ khá cao. Trong số 59/63 tỉnh, TP thực hiện thanh toán theo định suất, 40 tỉnh, TP có cơ sở KCB kết dư 622 tỉ đồng và bội chi quỹ với tổng số tiền hơn 864 tỉ đồng.

Người bệnh thiệt thòi

Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện phương thức khoán định suất do BHXH Việt Nam tổ chức mới đây, một số BV nhìn nhận việc  thắt chặt hầu bao để tránh bội chi quỹ có thể khiến bệnh nhân thiệt thòi trong quá trình KCB. Ông Trần Quốc Toàn, Trưởng Phòng nghiệp vụ y tế Sở Y tế Hà Nam, cho biết BV chỉ được BHXH khoán cho một khoản tiền cố định do vậy chi phí KCB/bệnh nhân là một con số “cứng”.
Khi có đông bệnh nhân đến khám, BV phải tìm mọi cách tiết giảm tối đa chi phí trong quỹ BHYT. “Đơn cử BHXH quy định mức chi cho bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại BV là 200.000 đồng/bệnh nhân nhưng do tiết giảm tối đa chi phí nên BV chỉ chi 150.000 đồng/bệnh nhân”- ông Toàn dẫn chứng.

Theo đại diện một BV ở Hà Nội, bệnh nhân lẽ ra cần điều trị 5 ngày thì ngày thứ 4 có thể đã phải ra viện hoặc bệnh nhân bị 2 loại bệnh khác nhau, thông thường các bác sĩ sẽ điều trị luôn nhưng với cơ chế khoán, thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân ra viện sau khi khỏi một bệnh, lại nhập viện để điều trị bệnh thứ 2. Ngay cả tiền thuốc cũng phải cân nhắc, co kéo. “Dù gì thì người thiệt thòi vẫn là bệnh nhân”- đại diện BV này nhận định.

TS Lý Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Y tế Việt Nam, cho rằng phương pháp tính theo định suất hiện nay đã đẩy khó khăn cho các BV. Với số tiền cố định, cơ sở y tế không thể vượt trần vì nếu lỡ chi “quá tay” chỉ được cơ quan BHXH quyết toán một phần. Bởi vậy, khi KCB, họ phải tính toán điều trị cho bệnh nhân nên rất khó đạt kết quả cao.
Một nghịch lý khác là trong khi cơ sở KCB này chi vượt quỹ thì cơ sở KCB khác lại kết dư số tiền khá lớn. Theo quy định, một phần số tiền kết dư này sẽ được cơ sở KCB sử dụng như nguồn thu của đơn vị. Do đó không ít ý kiến lo ngại rằng BV sẽ bó hẹp chi cho bệnh nhân để trang trải cho BV.

Kiến nghị tăng mức thanh toán cho người bệnh

Năm 2011, suất phí bình quân/thẻ BHYT ở nhóm hưu trí và BHYT tự nguyện có mức cao nhất từ 1,8 - 1,5 triệu đồng, thấp nhất từ 230.000 - 400.000 đồng. Nhóm cận nghèo, nghèo, học sinh, sinh viên và trẻ dưới 6 tuổi có mức cao nhất từ 200.000 - 400.000 đồng, thấp nhất chỉ 37.000 - 88.000 đồng.
Một số cơ sở KCB kiến nghị cần tính toán lại mức thanh toán BHYT theo định suất tuyến xã, huyện nhằm bảo đảm lợi ích giữa BV - người bệnh - BHXH. Với mức chi trả 37.500 đồng/ thẻ BHYT/năm tại trạm y tế xã và 133.000 đồng/thẻ BHYT/năm đối với tuyến huyện như hiện nay, đối tượng chịu thiệt thòi đầu tiên là người bệnh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo