xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khoảng cách giàu nghèo đang dãn rộng

Thái An

Tại phiên họp thường kỳ hôm 2-6, lần đầu tiên Chính phủ đã dành thời gian thảo luận đánh giá tác động hội nhập với nền kinh tế sau hơn một năm VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, nhiều khía cạnh của nền kinh tế được nhìn nhận sát thực...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) Võ Hồng Phúc cho rằng nhìn tổng thể, hội nhập có tác động tích cực đến tạo việc làm do sự phát triển của những ngành sử dụng nhiều lao động. Tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 54,7% năm 2006 xuống còn 52,2% năm 2007. Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,3% lên 19,2%, còn tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 26,9% lên 28,6%. Tuy nhiên, “việc gia nhập WTO chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm trong năm 2007” - ông Phúc nói. Số lao động có việc làm tăng 2,3% so với năm 2006, trong khi con số này của năm 2006 là 2,7%, mặc dù tình trạng thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị có được cải thiện.

Tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ tuổi cao nhất

Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 2007 được cải thiện so với năm 2006, song tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng. Số người thất nghiệp thuộc nhóm lao động trẻ (từ 15 đến 24 tuổi) chiếm 42,5% tổng số người thất nghiệp và có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, tới 14,2%. Thất nghiệp trong số những người không được đào tạo là rất cao, chiếm tới 63,4% so với thất nghiệp trong số những người được tiếp cận tốt hơn với giáo dục và đào tạo nghề.

Nhìn chung, đời sống của bộ phận đáng kể dân cư tiếp tục được cải thiện nhưng rất khó đánh giá tách bạch việc gia nhập WTO có tác động ở mức độ nào đối với đời sống dân cư. Việc gia nhập WTO cũng có tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Lạm phát tăng cao trong năm 2007 và 5 tháng đầu năm 2008 (có một phần do tác động của WTO) đã làm thu nhập thực tế của nhiều nhóm xã hội giảm sút: lương tăng 10%, trong khi lạm phát tới 12,63%, làm thu nhập thực của người làm công ăn lương giảm; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 15,5% xuống còn 14,8% nhưng chuẩn nghèo được xác định năm 2005 đã không còn thích hợp khi tình hình lạm phát tiếp tục tăng cao.

Ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP, cảnh báo: Lạm phát tăng cao thực sự là một vấn đề nan giải, đặc biệt đối với người nghèo. Giá cả leo thang, không trực tiếp liên quan đến việc vào WTO, mà là hệ quả của giá dầu và giá thực phẩm trên thế giới tăng cao; ngoài ra, còn có tác động bởi các nhân tố trong nước như tín dụng tăng quá nóng. Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn trong năm 2008 để hạ tỉ lệ lạm phát nhằm bảo vệ giá trị thật trong thu nhập của người nghèo.

Sự tiêu xài quá đáng

Điều đáng lo nhất là đời sống nhân dân, khoảng cách giàu nghèo ngày một dãn xa. “Khoảng cách giàu nghèo càng dãn rộng, càng gây bất ổn về xã hội. Những nước có thu nhập tương đối đồng đều như Bắc Âu, hay một số nước châu Á thì sự ổn định xã hội rất cao; còn một số nước châu Phi và Mỹ Latinh, sự bất ổn chính là bắt nguồn từ sự phân hóa giàu - nghèo quá mức” - ông Phúc nói. Bộ trưởng lo ngại rằng hệ quả kéo theo sự phân hóa giàu - nghèo là tội phạm, bạo lực gia tăng, tâm lý không an tâm của người dân... Điều đó sẽ dẫn đến việc tính gắn kết xã hội sẽ yếu đi, phá vỡ sự ổn định...

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cảnh báo, năm 2007 đã chứng kiến một lượng lớn ô tô 4 chỗ ngồi với tổng kim ngạch tới 579 triệu USD, tăng 172% so với năm 2006. Nhập khẩu tiêu dùng bùng phát là do thu nhập tăng lên, cộng với hiệu ứng tạo thu nhập từ tài sản cùng việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu. Tính cả giai đoạn, tỉ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã tăng đáng kể, từ khoảng 7,5% giai đoạn 1996-2006 lên 11,4% năm 2007. Đồng thời, tiết kiệm nội địa năm 2007 giảm còn 29,1% GDP so với 30,6% năm kế trước. Điều đó cho thấy nền kinh tế năm 2007 có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn và dựa nhiều hơn vào vốn nước ngoài để tăng tổng đầu tư xã hội.

“Người có tiền tự quyết định việc chi tiêu của mình nhưng tâm lý mua sắm quá mức độ rất nguy hiểm, tạo ra một xã hội tiêu xài, người dân đi vào hưởng thụ và không tiết kiệm để sản xuất. Nhiều người Nhật Bản nói rằng họ rất ngạc nhiên và không hiểu nổi tại sao ở một nước đang phát triển mà có những người sử dụng chiếc ô tô cả triệu USD” – Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phân tích. “Những nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc từng có giai đoạn phát triển như VN họ đã mất bao nhiêu năm “thắt lưng buộc bụng” trước khi phát triển một xã hội tiêu dùng?”- trả lời câu hỏi này, ông Phúc cho biết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã mất khoảng 20 năm, từ 1945-1965 để sau đó tạo ra cái gọi là “sự thần kỳ Nhật Bản”; Hàn Quốc mất lâu hơn, khoảng 25-30 năm để cất cánh.

“VN mới có chưa đầy một thập kỷ phát triển liên tục với tốc độ cao và vẫn nằm trong nhóm những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới, nên mỗi người cần biết chi tiêu đúng mức, nên có trách nhiệm hơn với xã hội và cũng cần phải noi gương sự tiết kiệm của các quốc gia Đông Á này để phấn đấu phát triển” - Bộ trưởng Phúc nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo