xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khởi động đường cao tốc 1,6 tỉ USD

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Chiều dài toàn tuyến là 57,8 km với 8 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 31.000 tỉ đồng

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành bắt đầu từ nút giao giữa đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3, kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, là 1 trong 16 tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Bắc Nam phía Đông, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ.

Tốc độ thiết kế 120 km/giờ

Theo Ban Quản lý dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, công trình hiện đại này có tổng chiều dài 57,8 km, đi qua các huyện gồm: Bến Lức, Cần Giuộc (tỉnh Long An); Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ (TP HCM), Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) và có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng hơn 1,6 tỉ USD (tương đương 31.320 tỉ đồng) vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, từ vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (khoảng gần 337 triệu USD, do Chính phủ bố trí và sẽ dùng cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà phá bom mìn…).

Bản đồ hướng tuyến chung cao tốc Bến Lức - Long Thành (đường vạch đậm)
Bản đồ hướng tuyến chung cao tốc Bến Lức - Long Thành (đường vạch đậm)

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A với tốc độ thiết kế 120 km/giờ, gồm 8 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn). Do tuyến đường này đi qua những vùng đất yếu nên phải xây dựng nhiều cầu cạn, chiếm gần 1/2 chiều dài toàn tuyến (khoảng 26 km). Ngoài ra còn có 2 cây cầu lớn vượt sông là cầu Bình Khánh (dài hơn 3,7 km) vượt sông Soài Rạp) và cầu Phước Khánh (vượt sông Lòng Tàu).

Dự án được chuẩn bị kỹ lưỡng với các tiêu chí xử lý giảm thiểu tiếng ồn, tính toán lưu lượng xe ở từng vị trí đến các công trình phục vụ dân cư để bảo đảm an toàn cho những vùng đi qua (cống chui, cầu vượt, đường gom); sử dụng các loại sơn chống chói và cũng không xem nhẹ việc tạo cảnh quan, thẩm mỹ…

TP HCM làm trước

Ban Quản lý dự án cho biết vào đầu quý III/2014, công trình khởi công tại điểm đầu tiên của gói thầu J2, đi qua 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ với cầu dây văng Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu. Đây là 1 trong 10 gói thầu.

Riêng tại tỉnh Đồng Nai, đoạn đường cao tốc này đi qua dài hơn 28 km, chiếm 1/2 toàn tuyến. Để thực hiện dự án này, tỉnh phải thu hồi đất của hơn 1.100 hộ dân và 4 tổ chức. Kinh phí để giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho người dân khoảng 750 tỉ đồng.

Hiện tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành đã ứng tiền xây dựng khu tái định cư cho gần 420 hộ dân có nhu cầu.

Theo báo cáo, công tác giải phóng mặt bằng tại 2 địa bàn này cơ bản đã hoàn thành. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành sớm hoàn thành ký phê duyệt bồi thường để tiến hành chi trả đền bù cho người dân trong tháng 6. 

Tạo hệ thống kết nối

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết cùng với đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sau khi đưa vào hoạt động sẽ tạo nên một hệ thống kết nối 4 tỉnh, thành: Tiền Giang, Long An, TP HCM, Đồng Nai và góp phần kết nối các địa phương này với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo