xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt

Tô Hà

Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới, chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam. Tuyến đường này có nhiều đoạn leo đèo cao dốc lớn, phải dùng đường ray răng cưa nhằm tăng độ bám dính của các toa xe, bảo đảm an toàn chạy tàu. Sau nhiều năm bị xóa sổ, nay Chính phủ đang cho phép khôi phục lại đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt trên cơ sở đề nghị tha thiết của hai tỉnh có đường sắt đi qua là Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bộ GTVT

“Tại sao người Pháp lại xây dựng tuyến đường này vào thời điểm hai tỉnh Ninh Thuận và Đà Lạt có mật độ dân cư thấp, nhu cầu vận tải chưa cao?”. Đây là câu hỏi lớn cho những người làm quy hoạch thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng đường sắt khi bắt tay vào nghiên cứu khôi phục tuyến đường.

Đánh thức Cao Nguyên

Năm 1928, đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được đưa vào khai thác, mở ra cánh cửa lớn nối liền Đà Lạt với miền Trung và nhanh chóng làm TP nhỏ bé thay đổi diện mạo.

Nhiều công trình lớn của Đà Lạt như nhà ga, khách sạn Palace, trường Grand Lycée (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm) được xây dựng ngay sau đó.

Năm 1956, người Pháp đã có phương án tiến hành điện khí hóa tuyến đường này để giảm được một nửa thời gian chạy tàu nhưng không được chấp thuận. Từ năm 1968, đã ngừng khai thác.

Sau năm 1975 được khởi động trở lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến tàu thì ngừng vì không hiệu quả kinh tế.

Năm 1986 ngành đường sắt tháo dỡ ray, tà vẹt để phục vụ sửa chữa thông tuyến Thống Nhất. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng đó không phải lý do chính để dẫn đến xóa sổ đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Quan trọng là chúng ta không có được tầm nhìn xa, vô tình đã xóa sổ tuyến đường sắt độc đáo này.

Theo quy hoạch, đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ được khôi phục trên cơ sở tuyến cũ với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như tuyến đường được xây dựng và khai thác trước đây.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Đà Lạt và Ninh Thuận đã để dành một dự án chờ khôi phục lại con đường này. Khi đó, đường sắt cao nguyên sẽ được đánh thức sau nhiều năm bị lãng quên.

Gọi vốn tư nhân

Vốn cho đường sắt luôn là vấn đề nan giải vì đặc thù đầu tư rất lớn, nhiều năm nay, ngành đường sắt luôn trong tình trạng “giật gấu vá vai”. Phó Cục trưởng Cục Đường sắt VN, ông Nguyễn Văn Doanh, cho biết với quy mô chưa đủ lớn, tuyến đường này không thuộc diện xây dựng bằng ngân sách Nhà nước.

Hiện tại chỉ có đoạn đường 7 km từ Đà Lạt đến Trại Mát mới được khôi phục để chạy ô tô ray động cơ diesel kéo đoàn xe khách khổ 1 m phục vụ khách du lịch.

Hằng ngày có 4 chuyến tàu khởi hành chở vài trăm lượt khách. Những ngày cao điểm phải tăng chuyến và kéo thêm toa, lượng khách đặc biệt đông vào các dịp hè, lễ, Tết. Đây là tuyến du lịch kết hợp với tham quan chùa Linh Phước cách ga Trại Mát 200 m.

Không chịu ngồi khoanh tay trước những cơ hội lớn, một vài nhà đầu tư đã đánh tiếng với hai tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận được góp vốn khôi phục tuyến đường để giành được quyền khai thác sau này.

“Nhà nước đã có chủ trương cho phép mọi thành phần kinh tế được đầu tư, khai thác vào đường sắt. Bản quy hoạch khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ lưu ý đến việc thu hút các tập đoàn đầu tư lớn của nước ngoài. Phương án ưu tiên có tính khả thi cao là đầu tư kết hợp giữa vốn ngân sách và vốn BOT” - ông Doanh nói.

Tuyến đường sắt đặc biệt

Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84 km, có 13 ga, đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km vượt đèo có độ dốc 120%o.

Tuyến đường sắt này được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer, tổng kinh phí 200 triệu franc.

Vào lúc mở đường, tuyến Đà Lạt có riêng 13 toa khách và toa hành lý được kéo bởi đầu máy hơi nước gắn bánh xe răng cưa. Mỗi ngày có hai đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt - Nha Trang, Đà Lạt - Sài Gòn, hành khách chủ yếu là người Pháp và quan chức người Việt.

 Mức độ khai thác đã tăng lên nhanh chóng, năm 1930 đã có 8 đầu máy và tăng lên 12 đầu máy vào năm 1946. Việc khai thác bằng đầu máy hơi nước đã tỏ ra lỗi thời ngay trước khi tuyến đường được xây dựng nhưng lại trở thành nét độc đáo sau này.

img
Ga Đà Lạt xây năm 1938 có ba mái vút cao mô phỏng đỉnh núi huyền thoại Lang Biang, hiện là nhà ga cổ và đẹp nhất Đông Dương. Năm 2002 được Bộ VHTT công nhận là di tích cấp quốc gia

Dự kiến tổng kinh phí khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt là hơn 3.971 tỉ đồng, sau này sẽ chạy bằng đầu máy điện. Đáng tiếc là sẽ không còn được thấy đầu máy hơi nước trên đường sắt cao nguyên đẹp nhất Đông Dương này.

Sau vài chục năm bị bỏ phế từ khi đóng đường, chỉ còn duy nhất một đầu máy hơi nước cổ lỗ nhãn hiệu Fuca (Thụy Sĩ) còn chạy được. Nó đã được chính người sản xuất là các kỹ sư hãng SLM giám định và mua lại năm 1988 đem về Thụy Sĩ khởi động lại đường sắt răng cưa phục vụ du lịch.

Tại ga Đà Lạt hiện còn trưng bày một đầu máy hơi nước của Liên Xô cũ tặng, đã hư hỏng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo