xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để Trung Quốc lấn tới

BÍCH DIỆP thực hiện

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, cho rằng sức mạnh của ta chính là gần 100 triệu dân yêu nước; khi Việt Nam vững vàng thì Trung Quốc không thể lấn tới

* Phóng viên:  Xin ông bình luận về động thái trước việc ngày 2-8, Trung Quốc đã  xua 23.000  tàu cá ra đánh bắt cá ở biển Đông?

img

- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây chưa phải là con số cuối cùng về tàu cá Trung Quốc mà chỉ là những con số mở đầu. Những chiếc tàu cá với tải trọng lên đến 3.000 tấn của Trung Quốc sẽ tràn ngập trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên, đông đảo của Trung Quốc ở biển Đông, mặc nhiên biến vùng biển Việt Nam thành vùng tranh chấp để từ đó biến thành vùng biển của mình. Trung Quốc đang dần hiện thực hóa quyền chủ quyền, quyền tài phán phi lý của họ ở “đường lưỡi bò” mà họ tự nghĩ ra với ý đồ rõ ràng. Trung Quốc biết lực lượng của ta còn mỏng, phản ứng còn chưa đủ mức độ cần thiết vì thế họ càng lấn tới.

* Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “TP Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thể hiện rõ mưu đồ này?

- Đây phải được coi là cuộc xâm lược về mặt pháp lý thứ hai của Trung Quốc vào nước ta. Lần đầu là tháng 1-1979. Cuộc xâm lược trắng trợn này đã  chà đạp lên Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đi ngược nguyên tắc chung sống hòa bình giữa hai nước, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Ta phải có tiếng nói mạnh mẽ để Trung Quốc không thể lấn tới, giống như kẻ cướp đến nhà ta rồi trùm chăn đánh thì ta cũng phải hô to để hàng xóm biết mà đến cứu. Trong nhiều bài viết đã công bố, tôi đã nhấn mạnh: “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. 

img

Tàu dịch vụ nghề cá của Việt Nam trên đảo Đá Tây - Trường Sa. Ảnh: HUỲNH NGA

* Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3-8  tuyên bố việc Trung Quốc thành lập “TP Tam Sa”, bao gồm cả việc đồn trú quân sự là “đi ngược lại các nỗ lực ngoại giao chung để giải quyết khác biệt và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.  Ông nghĩ sao về động thái chỉ trích này của Mỹ?

- Mỹ đã thể hiện sự lo ngại và quan tâm về tình hình căng thẳng ở biển Đông có thể khiến xung đột gia tăng.  Hành động hung hăng, hiếu chiến của phía Trung Quốc trong những năm gần đây, mở đầu bằng vụ cắt cáp quang ngày 9-6-2011 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã cho cả thế giới thấy rõ bản chất của Trung Quốc. Tôi cho rằng phản ứng của Mỹ là tích cực vì khiến Trung Quốc không thể phớt lờ tiếng nói của cộng đồng quốc tế.
Nhưng không nên hy vọng nhiều vì Mỹ cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc, trừ phi Trung Quốc cản trở đường thông thương hàng hải trên biển Đông. Quan trọng nhất vẫn là dựa vào thực lực quốc gia, không nên để Trung Quốc lấn tới, muốn làm gì thì làm. Dân tộc Việt Nam mạnh mẽ với gần 100 triệu dân yêu nước; đó cũng chính là thực lực, là sức mạnh toàn dân.

* Để làm được việc này,  tức là để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải tăng cường  hơn nữa  sức mạnh quân sự?

- Dù Trung Quốc không bày tỏ dã tâm bành trướng như vậy thì Việt Nam vẫn cứ phải mua sắm thêm trang thiết bị, vũ khí tối tân để bảo vệ chủ quyền của mình. Nhưng không nên xem đây là một giải pháp chủ yếu  và duy nhất. Điều quan trọng không kém là phải đẩy mạnh truyền thông, theo dõi sát sao các hoạt động xâm lấn của Trung Quốc hằng ngày để nói rõ cho người dân biết, thế giới biết. Người dân có quyền được biết thông tin và ta phải làm việc rõ ràng, kiên quyết và nghiêm túc. Sức mạnh lan tỏa của truyền thông còn mạnh hơn tàu ngầm, tên lửa.

* Theo ông, trong trường hợp ASEAN và Trung Quốc ký kết  Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thì có giải quyết các tranh chấp tại biển Đông?

- Trước hết, COC vẫn tốt hơn DOC (Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông) vì đây là cơ sở để thế giới lên án và cộng đồng quốc tế chia sẻ tiếng nói chung. Nhưng không nên quá tin vào COC vì ngay cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 còn không được Trung Quốc tôn trọng. Cần phải có thêm các điều khoản ràng buộc để tạo thêm sức mạnh về lẽ phải và về số đông những nước có thiện chí trong khu vực.

Thiếu tướng Lê Văn Cương nói: “Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, giữa ta và Trung Quốc luôn tồn tại thực tế: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, còn khi Việt Nam vững vàng thì Trung Quốc không thể lấn tới được”.

Xác lập địa giới hành chính Việt Nam trên biển

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động tại buổi họp báo thường kỳ chiều 6-8 về ý nghĩa của những tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đối với việc hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 2-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết đây thực sự là những cứ liệu rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Theo ông Trần Anh Tuấn, thực hiện Quyết định 513, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường đang tiến hành những khảo sát, đánh giá bước đầu. Về việc này, Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ cho biết bước đầu tiên của đề án sẽ đánh giá lại địa giới hành chính trên biển Đông và xác định lại tranh chấp địa giới hành chính để có cái nhìn tổng quan nhất. Trên cơ sở cứ liệu thu thập được sẽ tiến hành chỉnh lý lại hồ sơ, bản đồ địa giới trước đây. Sau khi được phê duyệt, các bộ - ngành sẽ cùng nhau phổ biến hồ sơ địa giới hành chính đã được hiện đại hóa này bằng nhiều cách thức khác nhau để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về địa giới hành chính của Việt Nam.
T.Kha

TS BONNIE GLASER, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
VÀ QUỐC TẾ (CSIS):

Trung Quốc muốn các nước đừng chơi với Mỹ

img

Trung Quốc đang sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để chứng minh tuyên bố chủ quyền của họ. Với những biện pháp ấy, Bắc Kinh hy vọng sẽ buộc được các bên cùng tranh chấp ngồi vào bàn thảo luận với mình hơn là chơi với Mỹ. Gần đây, đã có sự leo thang căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây ra và điều này đã làm dấy lên mối quan tâm. Sau “sự cố” tại Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng trước, các quan chức Mỹ cho rằng cần thiết phải đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ để bày tỏ mối quan ngại của mình, đồng thời thúc giục tất cả các bên hành động có trách nhiệm hơn, đặc biệt là ngăn Trung Quốc có những hành động đe dọa và ép buộc những nước tranh chấp cũng như chia rẽ các thành viên của ASEAN.

GS CARL THAYER, HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG ÚC:

Chiến thuật của Trung Quốc phản tác dụng

img

Trung Quốc rõ ràng đã thử chiến thuật của mình từ năm ngoái khi cắt cáp, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và thực tế chứng minh nước cờ của Trung Quốc đã phản tác dụng. Việt Nam đang tìm cách nâng cao tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của mình một cách chậm mà chắc. Mỗi bước sấn tới của Trung Quốc đều nhằm ý đồ kiểm soát mọi nguồn tài nguyên trong “đường lưỡi bò” mà họ tự đặt ra.

Trung Quốc giờ đây muốn chơi tay trên ở mặt trận pháp lý. Khái niệm “mặt trận dầu khí” sẽ khả dụng hơn nếu Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí đến vận hành ở biển Đông và điều các tàu quân sự đến bảo vệ. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không làm được điều này.

D.Quang ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo