Cũng theo ông Tâm, trước khi bắt tay vào thăm dò, ông Tiệp có ký quỹ 500 triệu đồng. Số tiền này được sử dụng cho việc hoàn thổ những khu vực ở núi Tàu đã bị đào xới, khoan thăm dò và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
“Công bằng mà nói, chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của ông Tiệp vì đã đổ rất nhiều của cải, công sức cho việc tìm kiếm kho báu. Nhưng với thực tế hiện nay, việc tìm kiếm này buộc phải gác lại.” ông Tâm nói.
Thời gian thăm dò để tìm kho báu giờ đã tính từng ngày. Có lẽ đã đến lúc ông Tiệp sẽ phải khép lại giấc mơ “hơn nửa đời người đi tìm kho báu”.
Núi Tàu Bình Thuận với "kho vàng 4.000 tấn" sẽ mãi mãi là huyền thoại? Không ai mong muốn một kết cục như vậy, liệu sẽ có kỳ tích xuất hiện vào những giờ phút cuối cùng này?
Năm ngày trước thời hạn cuối, bề mặt núi Tàu trông rất nham nhở bởi những hố nước sâu, những lỗ khoan đơn vị thăm dò chưa lấp, những hòn đá tảng nằm chênh vênh trên triền núi…
Nhiều tảng đá đã lăn xuống ruộng muối và ao tôm dưới chân núi Tàu
Những tảng đá khác nằm chênh vênh trên đỉnh núi.
Bề mặt nham nhở trên núi Tàu
Vài lỗ khoan không “kết quả” vẫn chưa được lấp lại.
Một số “ao” trên núi Tàu
Nhóm thăm dò chuẩn bị khoăn một lỗ khác.
Nơi sinh hoạt của nhóm thăm dò kho báu.
Bình luận (0)