xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không lo biến động giá điện

Thùy Dương

Từ hôm nay, 1-6, quy định mới về cách tính giá điện có hiệu lực. Theo TS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, do nguồn cung ổn định, ít khả năng bị đe dọa nên giá điện cơ bản sẽ chưa có biến động lớn

Dù Bộ Công Thương cho biết chưa tính đến việc tăng giá điện nhưng với Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (có hiệu lực từ ngày 1-6), ngoài các nhóm được hạ giá thì thực chất vẫn có một bộ phận người dân phải mua điện giá cao hơn.

Từ 101-150 KWh/tháng: Giá cao hơn

Bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 28 được chia thành 6 bậc thang nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện. Ngoài bộ phận dùng điện từ 101-150 KWh/tháng bị áp giá bằng 110% giá bán lẻ bình quân, tăng 4% so với mức 106% trước đó thì các đối tượng còn lại sẽ được hưởng giá điện rẻ hơn.

Cải tạo lưới điện trên đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Cải tạo lưới điện trên đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Cụ thể, sử dụng điện từ 0-50 KWh/tháng, khách hàng trả bằng 92% giá bán lẻ điện bình quân, 51-100 KWh: 95% - thấp hơn mức tính giá 100% với lượng điện sử dụng từ 0-100 KWh trước kia. Sử dụng từ 151-200 KWh/tháng, khách hàng trả bằng 110% giá bán lẻ điện bình quân (mức cũ là 134%), 201-300 KWh /tháng: 138% (mức cũ 145%), dùng từ 301-400 KWh: được giảm giá 1%, về mức 154% giá bán lẻ điện bình quân.

Quyết định 28 cũng gộp các ngành sản xuất thành một nhóm chung với mức giá bán điện tăng 1% vào giờ thấp điểm theo từng cấp điện áp. Riêng khối hành chính sự nghiệp được giảm giá - cấp điện áp từ 6 KV trở lên có mức giá 90%, dưới 6 KV: 96% (theo quy định cũ, mức giá cho khu vực này là 100% đối với cấp điện áp từ 6 KV trở lên và 104% với cấp điện áp dưới 6 KV).

Thay vì hỗ trợ giá như trước đây, từ ngày 1-6, các hộ nghèo, gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt. Mức hỗ trợ hằng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 KWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 0-50 KWh. Các hộ chính sách xã hội và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh cũng được hỗ trợ tiền như hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Giá điện mua từ Trung Quốc “có lợi”

Hiện nay, ngoài trông cậy chính vào nguồn thủy điện trong nước, Việt Nam vẫn phải tiếp tục mua điện của Trung Quốc. Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không nêu rõ sản lượng điện mua từ Trung Quốc là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong 7 tháng đầu năm 2012, EVN đã mua từ Trung Quốc 1,571 tỉ KWh, con số ước tính cả năm lên tới 2,5-2,8 tỉ KWh. Đến năm 2013, sản lượng điện EVN phải mua từ nước này còn tăng cao hơn, với 3,6 tỉ KWh. Riêng 4 tháng đầu năm nay, EVN cho biết sản lượng điện mua từ Trung Quốc đã đạt 654 triệu USD.

Theo thỏa thuận giữa 2 bên, EVN cân đối khả năng cung ứng điện, tính toán khả năng thiếu, xác định nhu cầu điện cần bao nhiêu và sẽ thương thảo với phía bán điện về số lượng, giá cả để bảo đảm cùng có lợi. TS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho biết: “Giá điện mua từ Trung Quốc là có lợi cho mình, nếu nguồn trong nước có khả năng rẻ hơn thì không ai mua làm gì. Đúng là có chuyện giá mua từ thủy điện trong nước rẻ nhưng nguồn đó đã tận dụng hết. Các nguồn khác nếu phải mua thì giá đắt hơn nếu so sánh với điện Trung Quốc”.

Theo TS Long, quan hệ mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc là 2 bên cùng có lợi. “Hợp đồng mua điện được ký theo năm, dẫn từ biên giới phía Bắc đến một số tỉnh vùng biên như Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn… Trong hợp đồng mua bán điện có điều kiện nếu bên nào phá vỡ hợp đồng thì bên đó phải bồi thường. Do đó, khả năng dừng hợp đồng mua bán điện từ phía Trung Quốc là khó xảy ra” - ông Long khẳng định.

Ông Long cho rằng nếu không mua điện từ Trung Quốc thì cơ bản EVN vẫn có giải pháp ứng phó, như vận dụng tối đa các nguồn phát sẵn có và huy động nguồn điện khác. “Do nguồn điện ổn định, nguồn cung ít khả năng bị đe dọa cắt nên giá điện tạm thời sẽ chưa có biến động lớn” - ông Long nhìn nhận.

Thêm nguồn cung ứng điện

Đường dây 500 KV Pleiku - Mỹ Phước  - Cầu Bông vừa hoàn thành đóng điện vào đầu tháng 5 vừa qua đã kịp thời bổ sung nguồn cung ứng 2.000 MW điện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội toàn miền Nam. Đường dây này cũng góp phần tạo tiền đề để liên kết lưới điện khu vực Đông - Tây Nam Bộ, bảo đảm vận hành hệ thống điện an toàn, kinh tế trong trường hợp cần có sự trao đổi điện năng ở mức độ cao giữa các vùng miền cả nước. Bên cạnh đó, tổ máy số 1 của Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng đã phát điện đạt công suất 600 MW - mức gần đạt công suất thiết kế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo