xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không nên coi mại dâm là nghề

Phan Anh

Thiếu các văn bản hướng dẫn, nhiều địa phương đã dừng hẳn việc đưa người nghiện đi cai bắt buộc

Sáng 29-8 tại TP HCM, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội thảo khu vực phía Nam về phòng chống HIV/AISD, ma túy và mại dâm.

Chưa có tòa án nào ra quyết định

Theo ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2013), chưa địa phương nào đưa được người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của TAND cấp huyện. Nhiều tỉnh, thành phố đã dừng hẳn việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc.

Con nghiện tiêm chích ma túy tại cầu bộ hành Bệnh viện Ung Bướu TP HCM Ảnh: LƯƠNG SƠN
Con nghiện tiêm chích ma túy tại cầu bộ hành Bệnh viện Ung Bướu TP HCM Ảnh: LƯƠNG SƠN

“Trình tự thủ tục lập hồ sơ phức tạp, qua nhiều cơ quan hành chính từ công an cấp xã, huyện; phòng tư pháp, phòng LĐ-TB-XH đến TAND cấp huyện đã gây khó khăn và mất thời gian để đưa người nghiện đi cai” - ông Lập nêu vướng mắc.

Theo ông Lập, thực hiện đúng quy trình thì thời gian từ cơ quan lập hồ sơ đề nghị sang đến tòa án ra quyết định, nhanh nhất phải mất hơn 1 tháng; trường hợp không thực hiện đồng bộ thì có thể kéo dài hơn 3 tháng. Nếu hết hiệu lực xử lý vi phạm hành chính thì sẽ không đưa người người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

“Tôi đi xuống cơ sở, cán bộ đều kêu không đưa được người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã khiến số đối tượng này tại cộng đồng tăng lên, gây nhiều bất ổn về an ninh và trật tự xã hội. Cần phải xem xét, sửa đổi, làm rõ những bất cập giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng chống ma túy. TAND Tối cao phải sớm có văn bản quy định hướng dẫn trình tự, xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại tòa án” - ông Lập kiến nghị.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhận định việc đưa người nghiện đi cai bắt buộc phải có quyết định của tòa án là chủ trương tiến bộ trên thế giới và rất nhân văn. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, nếu làm theo, tòa án sẽ bị ách tắc nghiêm trọng, cần phải tinh giản bớt thủ tục. Bà Mai cho biết sẽ đề xuất xử lý vướng mắc trong thực hiện các văn bản luật mà các đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành đã phản ánh lên Quốc hội. Trước mắt, bà Mai đồng tình với chủ trương thực hiện đa dạng các biện pháp cai nghiện, đồng thời yêu cầu khẩn trương thúc đẩy thực hiện xã hội hóa.

Nhiều biến tướng

Nhận định về tệ nạn mại dâm, bà Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, cho biết không chỉ có mại dâm nữ mà đã xuất hiện mại dâm nam, mại dâm đồng tính và hoạt động mại dâm xuyên quốc gia khiến công tác phòng chống mại dâm thêm khó khăn.

Trước thực tế đó, một số đại biểu đặt vấn đề: “Có nên coi mại dâm là một nghề?”. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá gợi ý: “Hoạt động mại dâm tạo ra thu nhập ổn định. Nếu không coi là nghề thì cũng nên xem nó là một việc làm”.

Không đồng tình, ông Nguyễn Xuân Lập khẳng định không thể xem hoạt động mại dâm là nghề hay việc làm vì đó là thu nhập bất hợp pháp và liên quan đến phẩm hạnh của phụ nữ.

“Một cuộc khảo sát mới đây của Bộ LĐ-TB-XH với hơn 4.000 cán bộ các ban, ngành, đoàn thể liên quan 63 tỉnh, thành phố; đồng thời trao đổi trên 100 cán bộ các sở, ngành cấp tỉnh, huyện, xã; trên 100 chủ quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ; phỏng vấn gần 200 người bán dâm thì có gần 70% không đồng ý coi mại dâm là một nghề và đề xuất tiếp tục duy trì quan điểm phòng chống mại dâm như hiện nay. Chỉ có hơn 30% cho rằng nên cho mại dâm được hoạt động hợp pháp tại một số điểm. Tuy nhiên, việc này đem đến sự lo lắng về các tác động tiêu cực” - ông Lập nói. 

Chưa có phác đồ điều trị ma túy tổng hợp

Đây là thông tin được bà Kristan Schoultz, Trưởng đại điện Cơ quan Phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, đưa ra tại hội thảo. Bà Kristan Schoultz cũng khẳng định nếu nguồn tài chính không được cung cấp đầy đủ, đại dịch HIV/AIDS có thể quay lại bất cứ lúc nào bởi tỉ lệ HIV kháng thuốc cao với chi phí tốn kém hơn nhiều lần hiện nay.

Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng đang có nguy cơ không duy trì được các thành tựu này do suy giảm nguồn lực nước ngoài và cả trong nước dành cho phòng chống HIV/AIDS. Theo bà Kristan Schoultz, nếu đầu tư đúng cách, với 92 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 2014-2030 sẽ cứu được 152.583 người khỏi bị nhiễm HIV và Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo