Ngày 13-5, một số nhà khoa học thuộc Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cùng với Diễn đàn Các nhà báo môi trường (VFEJ) đã có cuộc trao đổi xung quanh 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Trước đó, ngày 12-5, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Công ty Đức Long Gia Lai) đã gửi VFEJ thông tin mới nhất và Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Phản khoa học
Tại văn bản này, Công ty Đức Long Gia Lai tiếp tục cho rằng kết quả khảo sát của đơn vị lập ĐTM cho thấy hệ động, thực vật khu vực dự án là các loài phổ biến, có vùng phân bố rộng, dễ thấy ở nhiều nơi như rừng thường xanh, rừng lồ ồ, trảng cây bụi ven sông và trên các nương rẫy. Tác động của dự án là chỉ làm giảm số lượng cá thể động, thực vật nhưng không làm mất đi hoàn toàn gien, loài cũng như không làm giảm sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng của Vườn Quốc gia Cát Tiên…
Né tránh nhiều vấn đề
TS Đào Trọng Tứ, thành viên Hội đồng Thẩm định ĐTM thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, cho biết cho đến nay, VRN vẫn bảo lưu quan điểm là dừng việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Tôi không đồng ý với ý kiến rừng mà Đồng Nai 6 và 6A “ăn” vào còn gì đâu mà phải giữ. Đó là nhận xét phiến diện!”- ông Tứ quả quyết.
Không có lãi nhưng vẫn cố làm TS Đào Trọng Tứ cho rằng biến đổi khí hậu có thể gây chuyện 100 năm sau nhưng thủy điện có thể tác hại đến môi trường, thiên nhiên và đời sống người dân ngay từ khi xây dựng. Do vậy, về hiệu quả kinh tế từ thủy điện, nhất là thủy điện vừa và nhỏ, các địa phương rất “sợ” vì điện bán không ai mua, giá trị đóng góp không lớn, còn môi trường thì lãnh đủ. Theo bà Đào Thị Việt Nga, với khả năng hoạt động không thường xuyên của thủy điện thì rõ ràng dự án không có hiệu quả kinh tế. Vậy mà Đức Long Gia Lai vẫn cố làm bằng được thì rất khó hiểu. “Đã đến lúc cần có đánh giá tổng thể, cặn kẽ về được và mất của thủy điện một cách nghiêm túc” - bà Nga kiến nghị. |
Bình luận (0)