xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không sợ "phạt nguội"?

LÊ PHONG - MINH THANH

Nhiều người vi phạm giao thông bỏ lại giấy phép lái xe để xin làm mới, dẫn đến hàng ngàn hồ sơ tồn đọng ở các đội CSGT tại TP HCM

Theo thống kê của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP HCM trong vòng 6 tháng, từ tháng 11-2016 đến tháng 4-2017, đã có 20.065 hồ sơ vi phạm giao thông. Trong đó có đến 12.941 trường hợp (chiếm 64%) không thực hiện việc nộp phạt theo thông báo vi phạm mà CSGT chuyển đến.

Không chịu đóng phạt

Chỉ riêng đội CSGT An Lạc mặc dù kho chứa hồ sơ vi phạm khá rộng nhưng các tủ sắt đều kín chỗ. Theo lãnh đạo của đội này, từ năm 2007 đến nay có khoảng 21.000 hồ sơ không có người đến đóng phạt. Dù lực lượng chức năng kiểm tra gửi thông báo liên tục đến các địa chỉ đăng ký phương tiện. Hiện đội đang làm đơn xin tiêu hủy các giấy phép lái xe (GPLX) lâu năm nhằm giải phóng kho chứa hồ sơ. Cũng thời gian này, tại các đội CSGT Bình Triệu, Hàng Xanh, Rạch Chiếc có từ 10.000-18.000 hồ sơ tồn đọng do chủ phương tiện không đến lấy GPLX. Trung tá Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Tuyên truyền PC67 TP HCM, nhận xét tình trạng nhiều người vẫn vi phạm dù mức phạt theo nghị định mới cao hơn trước nhiều, chứng tỏ họ xem nhẹ việc đóng phạt hoặc sẵn sàng bỏ lại GPLX.

Không sợ phạt nguội? - Ảnh 1.

Tại Đội CSGT An Lạc, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM có tới 21.000 hồ sơ vi phạm giao thông tồn đọng Ảnh: Lê Phong

Theo trung tá Trương Trần Minh Tuấn, Đội trưởng Đội CSGT An Lạc, nguyên nhân khiến người dân bỏ lại GPLX vì các lỗi vi phạm có mức phạt tiền cao, có trường hợp gấp 10 lần so với chi phí cấp mới GPLX; nhất là hành vi đi vào đường cấm, điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá quy định, đánh võng ngoài đường… "Trong trường hợp bị phạt nặng, nhiều người lại đến các trung tâm đăng ký sát hạch thông báo vừa mất GPLX để cấp mới. Một số trường hợp cũng "lọt" bởi thông báo từ CSGT đến sở giao thông vận tải (GTVT) các tỉnh, thành bị thất lạc, chậm trễ. Chưa kể tình trạng bị phạt ở TP HCM sau đó chạy sang các tỉnh, thành lân cận đăng ký giấy phép mới. Nguyên nhân nữa là chủ đăng ký phương tiện sinh sống nơi khác hoặc bán cho người khác chưa kịp sang tên đổi chủ. Giấy phạt gửi đến nhưng chủ phương tiện vi phạm bận đi làm quanh năm suốt tháng rồi bị thất lạc" - ông Tuấn nói.

Lên mạng tra lỗi vi phạm

Trả lời câu hỏi trường hợp xe máy vi phạm đã được bán cho người khác nhưng giấy lại gửi chủ cũ thì xử lý làm sao, trung tá Phạm Công Danh, Đội trưởng Đội Chỉ huy giao thông và Điều khiển đèn tín hiệu giao thông PC67 TP HCM, cho biết tình trạng này xảy ra phổ biến, nhiều người viện lý do không biết ai điều khiển hoặc xe đã bán… Tuy nhiên, không thể chối bỏ trách nhiệm được. Người đứng tên chủ phương tiện phải phối hợp với công an để yêu cầu người điều khiển phương tiện vi phạm chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Còn ngược lại, không tìm ra thì chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm vì trước đó đã không làm thủ tục sang tên đổi chủ.

Cũng theo trung tá Danh, quy trình "phạt nguội" như sau: Đối với các biển số xe ở TP HCM, sau khi phát hiện vi phạm, PC67 TP HCM soạn thông báo vi phạm gửi đến công an phường, xã đề nghị mời người vi phạm lên làm việc. Còn ở tỉnh, thành khác thì gửi trực tiếp đến địa chỉ nhà. Ông Danh cũng thông tin không có chuyện sau 1 năm không đóng phạt, không vi phạm sẽ được "xóa tội".

Để nắm bắt thông tin phương tiện đang sử dụng có vi phạm hay không, người dân có thể truy cập website http://csgthcm.vn, sau đó vào mục "Tìm kiếm phương tiện", nhập biển số xe tra cứu. Tại đây sẽ hiển thị thời gian, địa điểm và lỗi vi phạm nếu có.

Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, sát hạch và cấp GPLX, Sở GTVT TP HCM:

Quy định mới đã chặt chẽ hơn

Khi người dân báo mất GPLX muốn cấp lại phải trình bộ hồ sơ gốc. Tại đây, các đơn vị sát hạch sẽ làm phiếu hẹn 2 tháng sau sẽ nhận được bằng lái mới. Thời gian này sẽ tổng kiểm tra từ các cơ quan có thẩm quyền có đang giữ, xử lý vi phạm giao thông đối với chủ nhân này hay không. Trước kia có xảy ra hiện tượng người dân vi phạm ở TP HCM rồi chạy sang tỉnh đăng ký mới GPLX. Tuy nhiên, nay người có GPLX ở tỉnh cấp mà bị xử phạt tại TP HCM sẽ được PC67 TP HCM gửi thông báo đến Sở GTVT tỉnh đó. Lần 2 khi đề nghị cấp lại GPLX phải thi lý thuyết. Nếu lần 3 xin cấp lại thì phải thi lại toàn bộ như ban đầu. Hiện các quy định mới đã chặt chẽ hơn, hạn chế được việc báo mất giả.

Luật sư Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP HCM:

Nên dựa vào mã số thẻ căn cước, số CMND

Việc quản lý phương tiện xe cá nhân của nước ta còn yếu kém dẫn đến xử lý vi phạm về lĩnh vực giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, chúng ta đã sử dụng thẻ căn cước 12 chữ số và thông tin được cập nhật trên hệ thống dữ liệu quản lý cư dân quốc gia, trong đó sẽ có nơi sinh, tạm trú, tạm vắng. Do đó, khi lập biên bản vi phạm nên dựa vào mã số thẻ căn cước hoặc số CMND để dễ dàng truy xuất địa chỉ người vi phạm, tránh tình trạng người điều khiển không bị phạt mà lại gửi thông báo nộp phạt đến chủ phương tiện.

KTS Trần Vĩnh Nam:

Thông tin cập nhật và chế tài mạnh hơn

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì việc thông báo vi phạm bị tạm giữ GPLX lại gửi bằng đường bưu điện cho các sở GTVT tỉnh khác là điều khó chấp nhận. Tại sao không sử dụng một phần mềm quản lý như bên Cục Đăng kiểm. Khi phương tiện giao thông này bị mất hoặc hết hạn đăng kiểm thì sẽ thông báo rộng rãi lên toàn các điểm đăng kiểm trên cả nước.

Ngay bây giờ cần phải có quy chế phối hợp giữa Cục CSGT và Bộ GTVT về việc thành lập ứng dụng tra cứu thông tin. Nếu người vi phạm giao thông bị giữ GPLX sẽ cập nhật lên mạng, khi họ "trốn" nộp phạt, đi đăng ký mới thì tra cứu trên phần mềm sẽ biết ngay. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và dễ quản lý. Chưa kể cần phải có chế tài mạnh, điển hình là việc sau nhiều năm không đóng phạt có thể không cho cấp bằng lái nữa.

Anh Phạm Văn Chí, phường Tân Quy, quận 7,TP HCM:

Không nên để "quýt làm cam chịu"

Đầu năm 2006, tôi có bán chiếc xe máy Wave màu đỏ cho một người bạn. Sau đó, người này thua cá độ bóng đá mang đi cầm và hiện chiếc xe không biết ai sở hữu. Tuy nhiên, hồi tháng 2-2017, tôi bất ngờ nhận được thông báo vào ngày 4-11-2016, chiếc xe máy cũ của tôi có người điều khiển qua hầm vượt sông Sài Gòn với tốc độ cao, yêu cầu đến Đội CSGT Bến Thành đóng phạt. Tôi không thực hiện thì công an phường tiếp tục gửi thông báo. Tôi thấy nếu để "quýt làm cam chịu" thì thiệt thòi cho người không vi phạm, trong khi đã ghi hình lại được người điều khiển thì nên truy người đó để đóng phạt mới đúng. Còn việc bảo tôi liên hệ lại người điều khiển thì chắc "bó tay" vì không thể nào tìm lại họ được bởi chuyện mua bán xe cũng quá 10 năm rồi. Nếu cơ quan chức năng không quản lý được mà buộc chủ sở hữu ban đầu đóng phạt thay là điều không hợp lý.

L.Phong - M.Thanh ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo