xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu công nghiệp gây ô nhiễm

Bài và ảnh: Minh Khanh

Nước thải, khí thải, chất thải nguy hại… trong các KCX-KCN ở TPHCM đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường

img
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Các cơ quan chức năng thừa nhận chưa  thể quản lý triệt để ô nhiễm môi trường trong các KCX- KCN ở TPHCM.

Chủ đầu tư la làng

Trong công văn gửi về Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza), chủ đầu tư KCX Linh Trung 1 và 2 “tố”: Trong KCX này có doanh nghiệp (DN) xả lén nước thải chưa qua xử lý vào ban đêm và cuối tuần. Còn Ban Quản lý KCN Cát Lái 2 thì cho biết việc vận hành các trạm xử lý nước thải cục bộ của các DN hoạt động trong KCN chỉ mang tính chất đối phó vì chi phí vận hành khá tốn kém.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng gặp khó khi liên hệ với các DN để kiểm tra môi trường. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của  KCN Tân Phú Trung cũng đang bị đe dọa bởi nhiều DN chưa xử lý cục bộ đạt chuẩn trước khi đổ về hệ thống xử lý tập trung. Thêm vào đó, chỉ 24/46 DN đang hoạt động tại đây đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tập trung, số lượng tiếp nhận thực tế chỉ có 500 - 600 m3/ngày, trong khi công suất thiết kế lên đến 4.000 m3/ngày nên số tiền thu từ việc xử lý nước thải “không đủ sở hụi”.
Đáng nói, 4 DN trong KCN Tân Phú Trung là Công ty TNHH Liên doanh Excel Kind, DNTN Thăng Long, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hồng Lợi và Công ty TNHH Mua bán Sản xuất Giấy Tân Nhật Dũng có lưu lượng nước thải khá lớn, đã từng bị xử phạt hành chính  vẫn không đấu nối về hệ thống tập trung mà xả trực tiếp ra hệ thống kênh thủy lợi.

Trong khi đó, nhiều KCX-KCN lo lắng về tình trạng phát tán khí thải, mùi hôi trong các khâu sản xuất của DN gây ô nhiễm. Ban Quản lý KCN Tân Bình than thở: Một số DN trong KCN này sử dụng lò hơi có phát sinh khí thải gây ô nhiễm, số khác do đặc trưng ngành nghề nên phát sinh mùi khó chịu nhưng không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Dù vậy, các chủ đầu tư đều cho rằng mình không có năng lực cũng như thẩm quyền kiểm tra, xử phạt, do đó đề nghị các cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ kiểm tra và xử phạt thật nghiêm các DN vi phạm, còn đầu tư hệ thống quan trắc tự động thì lại quá tốn kém.

Theo thống kê của Hepza, tình trạng DN vượt quá quy định đấu nối tập trung chủ yếu ở các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Cát Lái và KCX Linh Trung.

Quản lý cũng “đau đầu”

Trong cuộc họp với UBND TPHCM về công tác bảo vệ môi trường trong các KCX - KCN mới đây, ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, phản ánh các dòng quanh KCN Lê Minh Xuân lúc nào cũng đen thui, còn những ngày cuối tuần thì mùi hôi phát tán rất mạnh. Ông Trường kiến nghị UBND TP chỉ đạo Hepza và Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và giải quyết triệt để vấn đề này.
Đại diện Hepza xác nhận tại KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đang xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí do mùi hôi phát ra từ các dây chuyền sản xuất, sang chiết thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết các DN này bố trí dọc kênh 8. Do cả dây chuyền sản xuất phát sinh mùi nên việc xử lý rất khó.
Thực trạng này đang khiến các cơ quan quản lý “đau đầu”.  Hiện nay, ô nhiễm không khí trong các KCX - KCN chủ yếu đến từ các dây chuyền sản xuất đặc trưng: thuộc da, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá, chế biến thức ăn gia súc…, bụi gia công cơ khí, chế biến gỗ, lò nung đốt bằng nhiên liệu… Trong số 206 DN phát sinh khí thải chỉ có 156 DN đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải.

Về vấn đề nước thải, Hepza thừa nhận vẫn còn nhiều DN “thiếu trung thực” trong việc đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Việc giám sát chất lượng môi trường định kỳ không phản ánh trung thực mức độ ô nhiễm của các hoạt động sản xuất vì khi kiểm tra phải có văn bản thông báo sẽ dẫn đến tình trạng đối phó. Trong khi đó, các hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải, khí thải chưa triển khai nên không theo kịp biến động chất lượng môi trường cũng như phát hiện sự cố. 

Một vấn đề cũng “đau đầu” không kém là chất thải nguy hại. Theo Hepza, hiện có 648 DN trong các KCX - KCN đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại. Tuy nhiên, TP chưa có trung tâm xử lý chất thải nguy hại, dẫn đến việc ùn tắc, xử lý không kịp khối lượng chất thải nguy hại của các DN.

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 13 KCX-KCN đã đi vào hoạt động với 1.106 doanh nghiệp, 2 KCN đang xây dựng hạ tầng. 13 KCN đã có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 63.000 m³/ngày, công suất xử lý thực tế 43.000 - 44.000 m³/ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo