Sau hơn 3 năm triển khai, dự án cảng Vân Phong - cảng trung chuyển container quốc tế đầu tiên tại Việt Nam do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư - đã bị rút giấy phép; dự án căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong do một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) làm chủ đầu tư cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Đây là 2 dự án lớn nằm trong Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa.
Dự án tỉ đô nhưng không có… tiền
Bên cạnh dự án CVP, dự án căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong, do Công ty CP đầu tư dầu khí Sao Mai - Bến Đình (thuộc Petro Việt Nam) làm chủ đầu tư cũng bị Ban Quản lý KKT Vân Phong rút giấy phép. Dự án này có tổng vốn gần 1,36 tỉ USD, nằm trên địa bàn phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa. Theo ông Nguyễn Trọng Hòa, nguyên nhân rút giấy phép dự án là do chủ đầu tư không kêu gọi được các nhà đầu tư, thiếu vốn nên không thể triển khai.
Vốn nào cho KKT Vân Phong?
KKT Vân Phong có diện tích 150.000 ha, được Chính phủ phê duyệt thành lập vào tháng 4-2006. Theo quy hoạch, Vân Phong là KKT tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, trọng tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ… Hiện tại, KKT Vân Phong đã thu hút được 126 dự án, trong đó có 29 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 12,5 tỉ USD. Đến thời điểm này mới chỉ có 50 dự án đi vào hoạt động, trong đó có nhiều dự án lớn như Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong, Trung tâm Điện lực Vân Phong, khu đô thị mới và du thuyền cao cấp Tu Bông… Có 64 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang triển khai, 12 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư.
Tuy nhiên, theo Ban Quản lý KKT Vân Phong, vốn thực hiện các dự án chỉ đạt 584 triệu USD, chiếm khoảng 4,7% lượng vốn đăng ký. Những dự án đang triển khai vẫn rất chậm so với kế hoạch ban đầu. Để tháo gỡ khó khăn, thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã nỗ lực mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, nhất là việc tìm “chủ” cho dự án CVP. Đến nay, chỉ có Tập đoàn Rotterdam (Hà Lan) vào KKT Vân Phong để khảo sát. Nhưng đã hơn 1 năm, tập đoàn này chưa có hồi âm gì. Hiện tại, việc tìm nhà đầu tư mới cho CVP là điều rất khó khăn.
Nhiều ưu đãi Theo ông Hoàng Đình Phi, hiện KKT Vân Phong có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ 10% trong 15 năm đầu, kể từ khi nhà đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; miễn thuế nhập khẩu 5 năm từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được; được hưởng ưu đãi về các loại thuế khác áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… |
Bình luận (0)