xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bài và ảnh: Thế Dũng

Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo lần đầu được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nêu rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù…

Ngày 14-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Dự luật đã bổ sung các quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù và các hình thức quản chế khác; mở rộng quyền và cơ chế bảo đảm cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được sinh hoạt và hoạt động tôn giáo tại Việt Nam như đối với công dân Việt Nam.

Được dùng kinh sách khi bị giam

Theo tờ trình dự luật, đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của công dân Việt Nam mà là của mọi người. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người nên việc quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định cụ thể và bằng luật, nhấn mạnh sự cần thiết nâng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thành luật.

 

Bà Trương Thị Mai cho rằng tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng cần loại bỏ hoạt động mê tín dị đoan
Bà Trương Thị Mai cho rằng tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng cần loại bỏ hoạt động mê tín dị đoan

 

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - ông Đào Trọng Thi - cho biết để làm rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người, dự luật đã bổ sung các quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù và các hình thức quản chế khác. Cụ thể, điều 4 dự thảo luật quy định người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện có tín ngưỡng hoặc tín đồ tôn giáo phải chấp hành nội quy, quy định của nơi giam, giữ, các cơ sở quản chế này và được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình tin theo.

Đừng mơ hồ

Đáng chú ý, dự luật còn mở rộng quyền và cơ chế bảo đảm cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được sinh hoạt và hoạt động tôn giáo tại Việt Nam như đối với công dân Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội - bà Trương Thị Mai - nhìn nhận dự luật đặt nặng vai trò quản lý nhà nước. “Chỗ nào cũng thấy cho phép, chấp thuận, công nhận… Quan điểm là hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không có nghĩa không quản lý. Việc gì cấm phải rõ ràng, không thể mơ hồ. Thực tế có cái ta gọi là tà giáo, hoạt động mê tín dị đoan cần loại bỏ thì các quy định cấm cũng cần được thể hiện cụ thể hơn” - bà Mai phân tích.

 

Còn đâu sân chơi cho trẻ?!

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).

Nhìn nhận về trách nhiệm của nhà nước từ làm luật đến thanh - kiểm tra và xử lý vi phạm, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhìn nhận: “Nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu? Thời Pháp, góc phố nào trẻ em cũng có thể chơi, giờ thì cơi nới, có miếng sân nào cũng chia cắt ô hết cả. Vỉa hè có những chỗ chơi của trẻ cũng bịt mất, làm chỗ cho thuê đỗ xe hết rồi”.

Về thực tế trẻ em bị xâm hại, Chủ tịch QH cho rằng: “Luật phải tập trung vào những vấn đề này. Luật cứ kêu gọi thì không khả thi. Nhiều sự việc man rợ mà trước đây không thấy thì phải tập trung giải quyết trong luật”.

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ: “Chưa thấy dòng nào trong dự luật quy định phải lễ phép với bố mẹ, người lớn”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo