xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lần theo phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ

Bài và ảnh: Phan Anh

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ký thông đạt khẳng định phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ là tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia đồng thời nghiêm cấm tự động tiêu hủy

Khối tư liệu phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ chủ yếu được thể hiện bằng chữ Pháp, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của Thống đốc Nam Kỳ từ năm 1858 - năm Phó Đô đốc Rigault de Genounilly giữ nhiệm kỳ Thống đốc đầu tiên ở Nam Kỳ - đến năm 1945. Hiện phông tư liệu này đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (TP HCM).

Độc nhất và vô giá

TS Vũ Thị Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, khẳng định nội dung phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ hết sức phong phú, phản ánh đầy đủ và toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và hoạt động của các đảng phái, đoàn thể, hiệp hội, tôn giáo ở Nam Kỳ trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng gần một thế kỷ. Qua đó thể hiện rõ chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đồng thời thể hiện rõ tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Bản đồ Sài Gòn 1876 thuộc tài liệu phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ
Bản đồ Sài Gòn 1876 thuộc tài liệu phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ

Nhiều năm gắn bó với phông tài liệu, bà Ngô Thị Hiểu, cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, cho biết trong số 26 phông tài liệu thời kỳ Pháp thuộc đang bảo quản tại trung tâm, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ là phông tài liệu lớn nhất và quan trọng nhất. “Đây cũng là phông duy nhất trong số các tài liệu thời Pháp mà chỉ có ở Việt Nam” - bà Hiểu nhấn mạnh.

Theo bà Hiểu, khối tài liệu hành chính này sản sinh trong suốt quá trình hoạt động của bộ máy chính quyền thuộc địa của Pháp tại Nam Kỳ kéo dài 87 năm, được bảo quản tương đối hoàn chỉnh gồm 2.435,5 m kệ tài liệu với hơn 73.000 tài liệu giấy, ảnh, bản đồ…

Trước đây, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ bị pha tạp cùng nhiều tài liệu lịch sử khác hay bị phân tán rải rác ở các bộ tài liệu trong kho lưu trữ. Hiện nay, đã có khoảng 570 m tài liệu với 13.000 hồ sơ được chỉnh lý. Ngoài ra, trung tâm cũng dự định tiến hành số hóa bộ tài liệu quý này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu tiếp cận.

Bị bỏ lại Việt Nam vào phút cuối

Một vài nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã đồng ý để Pháp đem toàn bộ tài liệu này về nước ngay trong năm 1945. Thế nhưng, vào phút cuối, phía Pháp thay đổi kế hoạch nên lượng tài liệu đồ sộ này bị bỏ lại Việt Nam.

Ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh thành lập Nha Lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc.

Theo TS Phan Đình Nham - giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, ngày 3-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Thông đạt số 1C-VP khẳng định “tài liệu này có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”, đồng thời nghiêm cấm tự động tiêu hủy. Cũng vì lý do này mà khối tài liệu được xem “nguy hiểm” và “của địch” này còn tồn tại đến tận ngày nay.

Trong vài thập niên qua, phần lớn tài liệu gần như chỉ nằm trong kho lưu trữ, việc phân loại và nghiên cứu gặp nhiều giới hạn.

Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (TP HCM)
Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (TP HCM)

Từng khảo sát, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu tại Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Aix-en-Provence (Pháp), TS Đào Thị Diến, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết bà đã có dịp khảo sát rất kỹ tài liệu của phông Đô đốc và các thống đốc Nam Kỳ 1859-1887. Nội dung chính của phông này làm bà nghĩ đến phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ 1859-1945.

Bà Diến nhận định sự tương đồng về lịch sử đơn vị hình thành phông và về nội dung của 2 phông nói trên cho phép chúng ta đặt giả thiết phông Đô đốc và các thống đốc Nam Kỳ đang lưu trữ tại Aix-en-Provence có thể chính là một phần của phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.

Theo bà, nếu những giả thiết trên đây logic thì chúng ta cần tính đến giải pháp hữu hiệu nhất để phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ trở thành phông có “tính xác thực, đầy đủ không thể thiếu”, một “khối tài liệu toàn vẹn và duy nhất đầy đủ về quá trình hoạt động của Phủ Thống đốc Nam Kỳ giai đoạn 1859-1945”.

Trại lao động đặc biệt Bà Rá

Dưới chân núi Bà Rá (huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước), năm 1925, thực dân Pháp đã xây một nhà tù lớn dưới danh nghĩa là trại lao động đặc biệt để giam cầm các chiến sĩ cộng sản Việt Nam và các tội phạm.

Do địa hình nhiều đồi núi nên việc hộ tống tù nhân từ các nơi lên trại tù Bà Rá chỉ được thực hiện bằng đường sắt qua nhiều tuyến khác nhau. Nỗi khổ của tù nhân ở Bà Rá không sao kể xiết: đau ốm, bệnh tật không có thuốc thang, thức ăn khan hiếm lại thường xuyên bị tra tấn, đánh đập dã man.

Theo phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, tù nhân ở đây đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh. Trước sự vùng lên mạnh mẽ của tù chính trị, nhà tù Bà Rá đã đề nghị lên Thống đốc Nam Kỳ chuyển tù nhân đi Côn Đảo, Phú Quốc.

Chính sách của thực dân Pháp chưa kịp thực hiện thì Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, tù nhân trại Bà Rá nổi dậy đập tan xiềng xích, trở về chiến khu, quê hương góp phần giải phóng đất nước.

 

Kỳ tới: Hé lộ nhiều sử liệu vô giá

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo