xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ hội Quảng Nam 2003 - Hành trình di sản: Hướng tới một festival xứ Quảng

Kim Ngân - Yên Thi

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA.- Lễ hội Quảng Nam 2003 - Hành trình di sản chính thức khai mạc vào đêm 29-3 tại phố cổ Hội An trong lung linh ánh đèn lồng và trên 10.000 người dự hội. Không có gì ngạc nhiên khi đêm đầu tiên khai mạc đã lôi kéo được khá đông du khách vì Hội An đã từng tổ chức nhiều chương trình lễ hội thành công.

Xâu chuỗi Hội An - Mỹ Sơn

Ý tưởng xuyên suốt để ra đời Lễ hội Quảng Nam 2003 - Hành trình di sản bắt đầu từ vùng đất địa linh nhân kiệt có đến 2 di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn. Một vùng đất có nhiều di tích, nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều nền văn hóa giao thoa lẫn nhau mang đậm dấu ấn “Hành phương Nam” của dân tộc Việt từ thời khai hoang lập ấp.

Đến Hội An, du khách sống trong ấn tượng mạnh mẽ khi được bách bộ trong dòng người lễ hội giữa một đêm phố cổ ngập ánh đèn lồng mờ ảo và huyền diệu. Nhiều người thích thú khi được tham gia nghe và chơi bài chòi (một loại hình dân ca đặc sắc của đất Quảng), được ăn mì Quảng, cao lầu... của những bà bán gánh trên hè phố... Gìn giữ được phố cổ, thu hút du khách, có lẽ Hội An là nơi thành công nhất ở cả hai khía cạnh văn hóa và thương mại. Bởi theo ông Nguyễn Sự - Chủ tịch UBND thị xã Hội An, thành viên Ban Tổ chức (BTC) lễ hội, tôn chỉ mục đích của lễ hội là gìn giữ cốt cách, căn nguyên, phong thái của một vùng đất chứ không nên coi lễ hội là một sự ăn theo mang tính thương mại. Xâu chuỗi hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn lại, qua lễ hội hành trình di sản lần này, những nhà tổ chức đang hướng đến một festival xứ Quảng mang tính quy mô và chuyên nghiệp hơn. Ý tưởng này trùng khớp với đề án “Con đường di sản” đang được ngành du lịch thực hiện.

Ông Vy Trọng Toán - Thứ trưởng Bộ VHTT:

Đậm đà bản sắc văn hóa Quảng Nam

“Đây là sáng kiến độc đáo của tỉnh Quảng Nam. Một chương trình lễ hội tập trung khai thác vốn văn hóa văn nghệ dân gian từ trong quần chúng, mang đậm đà bản sắc văn hóa Quảng Nam. Tránh được tính thương mại hóa trong lễ hội”.

Ông Trần Minh Cả - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam:

Giới thiệu tiềm năng du lịch

“Lễ hội lần này tái hiện lại các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa các dân tộc mà trước đây chúng tôi đã tổ chức thành công nhiều lần như lễ hội: “Đêm rằm phố cổ”, “Lễ hội cầu ngư”, “Ấn tượng Mỹ Sơn”... Ngoài việc phát huy giá trị văn hóa của các di sản, giá trị truyền thống của các dân tộc, còn thông qua đó để quảng bá du lịch, giới thiệu tiềm năng du lịch trong tỉnh”.                                                                         

K.N ghi

“Nối” hai di sản bằng... xe xích lô

Toàn bộ lễ hội gồm 57 chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao... với sự tham dự của hơn 1.000 diễn viên và dự kiến khoảng trên 50.000 du khách. Thú vị nhất trong lễ hội lần này là hành trình Hội An - Mỹ Sơn bằng xe xích lô vào sáng hôm qua (30-3) được khởi hành lúc 6 giờ sáng tại Hội An. Việc “nối” hai di sản văn hóa thế giới nằm cách nhau 50 km lại bằng... xe xích lô là một ý tưởng sáng tạo. Cả một đoàn xe xích lô 81 chiếc nối đuôi nhau xếp thành hàng chở 81 vị khách từ Hội An đi Mỹ Sơn là một cảnh tượng đẹp mắt, hoành tráng. Trên đường đi, khách được tham quan làng đúc đồng Phước Kiều có lịch sử mấy trăm năm với những nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng đã từng chế tác đồ đồng cho triều Nguyễn. Điểm tham quan thứ hai là làng dệt Mã Châu (huyện Duy Xuyên) với nghề dệt lụa lâu đời và cách làng này không xa, có một người con gái hái dâu dệt lụa nổi tiếng sau trở thành vợ của Chúa Nguyễn Phước Lan dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong... Tour “xích lô” kết thúc tại Mỹ Sơn sau 4 tiếng đồng hồ.

“Đêm Mỹ Sơn huyền ảo”

Đoàn diễu hành xích lô và đoàn đua xe đạp từ Hội An đến Mỹ Sơn vào khoảng 10 giờ ngày 30-3, đã làm cho không khí lễ hội tại Mỹ Sơn náo nhiệt hẳn lên. Một thành viên trong BTC cho biết có khoảng 30.000 người đến Mỹ Sơn tham dự lễ hội.

Đây là lần thứ hai Mỹ Sơn tổ chức một chương trình lễ hội với quy mô lớn kể từ lễ hội quảng bá du lịch năm 2001. Cơ sở hạ tầng dẫn vào khu di tích khang trang và thuận lợi hơn. Một cây cầu dây văng bắc qua Khe Thẻ  mới được xây dựng, kinh phí 2 tỉ đồng và 4 tỉ đồng đầu tư cho con đường dẫn vào di tích, 2,5 km đường lát đá cho du khách tản bộ tham quan các di tích, đền tháp cũng được gấp rút hoàn thành. Tuy nhiên, Mỹ Sơn không chỉ tạo ấn tượng cho du khách bởi một sự khang trang và mở rộng điểm tham quan, điều ấn tượng nhất theo ông Trần Công Tám - Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên - lần lễ hội này BTC rất chú trọng đến phần hội. Vào buổi tối, khu đền tháp được trang trí bằng ánh sáng điện, tại đây sẽ diễn ra một chương trình văn nghệ đặc sắc với các tiết mục văn nghệ của các dân tộc Kinh, Ka Tu, Chăm, những dân tộc đã tồn tại và sinh sống trên mảnh đất này. Ông Trần Công Tám cho biết thêm, các chương trình văn nghệ này sẽ trở thành chương trình phục vụ thường xuyên trong những đêm “Mỹ Sơn huyền ảo” dự kiến sẽ được tổ chức vào đêm 15 âm lịch hàng tháng sau “Đêm rằm phố cổ” của Hội An được tổ chức thường xuyên vào đêm 14.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo